Begin typing your search above and press return to search. Press Esc to cancel.

Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tức bất động sản Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tức bất động sản Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Tính hợp pháp của các giao dịch chuyển nhượng bất động sản khi Luật Nhà ở sửa đổi chưa có hiệu lực?

Tháng 11 vừa rồi, khi Luật KDBĐS (sửa đổi) và luật Nhà ở (sửa đổi) được thông qua, khái niệm “nhà ở hình thành trong tương lai” được nhắc đến nhiều, nhiều người mua nhà trong thời gian qua bỗng giật mình.


Ảnh minh họa


Từ trước đến nay, các giao dịch chuyển nhượng BĐS hình thành trong tương lai đã hình thành ngay cả khi Luật KDBĐS và Luật Nhà ở sủa đổi chưa có hiệu lực, vậy các giao dịch đó có hợp pháp không?

Đối với Bất động sản hình thành trong tương lai, Luật Kinh doanh BĐS sửa đổi lần này có quy định, khi chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng cho bên mua, thì bên mua có thể chuyển nhượng lại cho bên thứ 3, thứ 4…, và Giấy chứng nhận sẽ được cơ quan Nhà nước cấp cho bên nhận chuyển nhượng cuối cùng.

Thế nhưng, trên thực tế, không phải đến bây giờ các giao dịch về BĐS hình thành trong tương lai mới được nhắc tới. Trên thị trường BĐS, các giao dịch về nhà ở, căn hộ chưa hoàn thiện của các dự án hay thậm chí có dự án mới bắt đầu xong phần móng nền đã có từ rất lâu.

Theo khảo sát, với nhiều người mua nhà, hầu hết trong số họ người chưa nghĩ đến khái niệm nhà ở hình thành trong tương lai. Chủ yếu sẽ xem đó là hình thức ứng vốn, hay là hình thức thanh toán theo tiến độ. Tháng 11 vừa rồi, khi Luật KDBĐS (sửa đổi) và luật Nhà ở (sửa đổi) được thông qua, khái niệm “nhà ở hình thành trong tương lai” được nhắc đến nhiều, nhiều người mua nhà trong thời gian qua bỗng giật mình. Thị trường BĐS đã xuất hiện hình thức bán nhà theo hình thức góp vốn theo tiến độ xây dựng đã lâu, thế nhưng, khi Luật Nhà ở sửa đổi được ban hành, nhiều người mua nhà còn phân vân, lo lắng.

Chị H., người vừa nhận chuyển nhượng một căn hộ chung cư của một dự án chưa hoàn thiện, chưa làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu, những ngày gần đây rất lo lắng. Được biết, toàn bộ hồ sơ giấy tờ chị đã làm theo hướng dẫn của chủ đầu tư, nhưng điều chị quan tâm là thời điểm chị mua nhà, Luật nhà ở sửa đổi chưa có hiệu lực, vậy từ trước đến nay có quy định nào về vấn đề cấp Giấy chứng nhận đối với các BĐS hình thành trong tương lai mà được bên mua của chủ đầu tư chuyển nhượng khi chưa nhận được Giấy chứng nhận QSD đất không? Các giao dịch chuyển nhượng đó có hợp pháp không?

Chúng tôi đã có trao đổi với công ty luật PLF về vấn đề này và được biết: Theo các quy định tại Nghị định 71/2010, Thông tư 16/2010/TT-BXD hướng dẫn Luật KDBĐS 2006, thì hộ gia đình, cá nhân hoặc tổ chức không có chức năng kinh doanh bất động sản có quyền chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai cho tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai này phải được lập thành văn bản có chứng nhận của cơ quan công chứng (Điểm a K1 Điều 20 TT 16/2010 ). Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng lần cuối khi đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận sẽ được đứng tên trong Giấy chứng nhận. (Điểm đ, Khoản 1 Điều 20 Thông Tư 16).


Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên, việc chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai khi chưa được cấp giấy chứng nhận là hợp pháp nếu có đầy đủ các giấy tờ luật định.

                                                                                                                      Nguồn: Cafef
                                                                              Biên tập bởi Nguyễn Dung - Kenhtintucbds
Read more ...

Đà Nẵng sắp triển khai dự án đốt rác phát điện trị giá 122 triệu USD do Nhật Bản đề xuất



Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, ông Nguyễn Ngọc Tuấn tặng quà lưu niệm cho ông Gen Takahash
Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, ông Nguyễn Ngọc Tuấn tặng quà lưu niệm cho ông Gen Takahash


JICA (Nhật Bản) hỗ trợ đầu tư Dự án Quản lý chất thải rắn tại bãi rác Khánh Sơnvới tổng chi phí đầu tư cơ bản và vận hành trong 20 năm là 122 triệu; và Dự án Nhà máy nước Hòa Liên theo hình thức PPP có sự tham gia của chính phủ Nhật Bản.

Theo tin từ Cổng thông tin điện tử Đà Nẵng, ngày 22/12 vừa qua, trong khuôn khổ Chương trình hợp tác ba bên giữa TP Đà Nẵng, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và chính quyền TP Yokohama (Nhật Bản) về Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng, “Diễn đàn phát triển đô thị Đà Nẵng lần thứ nhất” đã chính thức khai mạc. 

Ông Tetsuya Nakajima, Giám đốc Trung tâm Thúc đẩy hợp tác và sáng kiến, Cục Chính sách, TP Yokohama đã nhận định, Đà Nẵng hiện đang phát triển hết sức tích cực và sự phát triển này đã và đang được trong nước và quốc tế ghi nhận trong diễn đàn lần này. Ông Tetsuya bày tỏ hy vọng với những kiến thức và kinh nghiệm của TP Yokohama trên 3 lĩnh vực gồm Phát triển đô thị tích hợp, Quản lý tài chính hiệu quả hướng đến phát triển đô thị bền vững, và Ứng dụng mô hình hợp tác công-tư (PPP) vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.

Đối với Dự án Quản lý chất thải rắn tại bãi rác Khánh Sơn do JICA tài trợ, Đại diện JFE cho biết đã hoàn thiện Nghiên cứu khả thi và đệ trình lên JICA hồi đầu tháng 12 này.

Phía Nhật Bản cho biết đây là dự án công nghệ đốt rác và phát điện với công suất xử lý dự kiến 1.000 tấn/ngày với mức phí xử lý là 25 USD/tấn. Chi phí đầu tư của dự án cơ bản và vận hành trong 20 năm là 122 triệu USD; trong đó chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ 25 triệu USD thông qua cơ chế tín chỉ chung JCM và JICA cho vay 30 triệu USD (có lãi suất trong quá trình xây dựng).

Dự án này đi vào hoạt động sẽ giúp giải quyết vấn đề xử lý rác tại bãi rác Khánh Sơn, kéo dài thời gian chôn lấp đến năm 2036, đồng thời góp phần phải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu vực bãi rác.

Sang ngày 23-12, ông Mori Mutsuya, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam đã có buổi làm việc với lãnh đạo Thành phố liên quan đến công tác xúc tiến các dự án viện trợ phát triển chính thức (ODA) và hợp tác công-tư (PPP) của Nhật Bản trong thời gian tới.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ cho biết quyết định triển khai thực hiện Dự án Nhà máy nước Hòa Liên theo hình thức PPP có sự tham gia của chính phủ Nhật Bản là một nỗ lực rất lớn của TP Đà Nẵng.

Thanh Mai (tổng hợp)
Cổng TTĐT Đà Nẵng
Biên tập lại bởi Kim Chi -Kenhtintucbds 
Read more ...

Săn dự án đất nền của các đại gia bất động sản tại Hà Nội


Thay vì xin thủ tục làm dự án mới, nhiều doanh nghiệp bất động sản tại Hà Nội đã tìm cách mua lại hết dự án hoặc một phần diện tích đất nền tại các đô thị để tập trung xây dựng, đầu tư. Điểm chung, các dự án này phải hoàn thành xong thủ tục pháp lý và có mặt bằng sạch.

Đất nền tại các dự án đô thị trong nội thành Hà Nội ngày càng khan hiếm
Đất nền tại các dự án đô thị trong nội thành Hà Nội ngày càng khan hiếm

Có thể thấy, nguồn cung đất nền tại các dự án đô thị trong nội thành Hà Nội đang trở nên ngày càng khan hiếm. Chính vì vậy, các chủ đầu tư bắt đầu tìm mua lại dự án đất nền có vị trí gần trung tâm, đẹp, pháp lý đầy đủ và đã giải phóng xong mặt bằng.

Theo tìm hiểu của PV, nếu như năm 2013 các chủ đầu tư đều nhắm đến việc mua lại các dự án chung cư thì bước sang năm 2014, xu hướng mua lại dự án đất nền bắt đầu lên ngôi. Cuối năm 2014, cùng với sự khởi sắc của thị trường đất nền, làn sóng thu gom đất dự án bắt đầu bùng nổ. Thu mua dự án đất nền “sạch” thời điểm này, các doanh nghiệp mua được giá thấp, bên cạnh đó, chủ đầu tư sẽ không mất thời gian, tiền để “chạy” dự án.

Chủ đầu tư một dự án đô thị lớn tại khu vực Hà Đông cho biết, thời gian gần đây có rất nhiều doanh nghiệp bất động sản đến ngỏ ý muốn mua khoảng vài chục ha đất dự án mà doanh nghiệp đang nắm giữ. Dự án này có tổng diện tích hơn 300 ha, với lợi thế về hạ tầng đã được kết nối sẵn với các đô thị xung quanh, diện tích đất đã giải phóng xong ¾. Lý do doanh nghiệp muốn bánmột phần dự án là do muốn có được nguồn tài chính để tiếp tục triển khai dự án.

“Ba năm qua, thị trường bất động sản sụt giảm đã ảnh hướng lớn đến dòng tài chính của dự án. Trong khi việc tiếp cận vốn với các ngân hàng khó khăn do vậy chúng tôi buộc phải bán bớt một phần. Dự án dừng triển khai lâu, nếu bây giờ có doanh nghiệp tên tuổi vào triển khai, xây dựng biết đâu dự án lại thu hút được khách hàng” vị lãnh đạo doanh nghiệp cho biết.

Theo vị này, điều kiện duy nhất đối tác đặt ra là phần diện tích đất này đã giải phóng xong mặt bằng, các giấy tờ pháp lý đầy đủ.

Còn mới đây, một đại gia bất động sản đã quyết định chi 1.200 tỷ đồng để mua lại gần 10 ha đất có hạ tầng kỹ thuật tại khu đô thị Nam An Khánh (Hoài Đức, Hà Nội) do công ty CP đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà làm chủ đầu tư. Đại diện Sudico cho biết giao dịch nhằm giúp Sudico có thêm nguồn lực tài chính để giải quyết một số vấn đề trước mắt của công ty.

Được biết, giá chuyển nhượng đất liền kề, biệt thự tại hai dự án trên đều ở mức thấp trên dưới 20 triệu đồng/m2. Nếu so với thời điểm 2010-2011, giá bán hiện giảm một nửa. Nhiều doanh nghiệp tính toán, mua dự án thời điểm này giá vẫn đang ở mức thấp,nếu bỏ tiền đầu tư, doanh nghiệp chắc chắn sẽ có được lợi nhuận.

Nhìn lại thực tế thị trường bất động sản thời gian qua cho thấy phân khúc đất nền vẫn dẫn đầu về khả năng sinh lời. Điều quan trọng, doanh nghiệp phải có năng lực tài chính để thực hiện dự án. Bởi việc bán nhà trên giấy thời điểm này là không thể.

Trao đổi với báo chí, ông Trương Minh Thuận, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Kinh doanh nhà, đánh giá thị trường M&A bất động sản đang diễn ra khá sôi động, đặc biệt tại TPHCM và Hà Nội. Số lượng chủ đầu tư giảm đi sau quá trình thanh lọc của thị trường nhưng đó lại là một thế lực mới có tiềm lực thực sự. Sau giai đoạn khủng hoảng, thị trường bất động sản đang bước vào một chu kỳ mới, một cuộc chơi mới quy củ và minh bạch hơn.

Một nhóm mới đang dần lộ diện tạo nên thế lực mới trên thị trường địa ốc, sẽ ngày càng sáng tỏ hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên, thị trường có tín hiệu phục hồi nhưng chưa bền vững. Hàng trăm dự án bị ngưng trệ chứng tỏ nhiều doanh nghiệp vẫn còn rất khó khăn. Vì thế, cơ quan chức năng cần tạo thuận lợi hơn nữa về thủ tục đầu tư, xác định giá đất… để giảm khó khăn, giúp doanh nghiệp tạo đà, bắt nhịp mới năm 2015.

                                                                                                            Nguồn: Cafef
                                                                             Biên tập bởi Nguyễn Dung - Kenhtintucbds
Read more ...

Đề nghị bơm vốn hỗ trợ 7 dự án nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng vừa chính thức đề nghị Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ cấp vốn đầu tư cho 7 dự án nhà ở xã hội.



Theo đó, 7 dự án nhà ở xã hội được đề nghị cấp vốn dự kiến sẽ cung cấp khoảng hơn 2.700 căn hộ trong giai đoạn 2015 – 2017.

Dự án Nhà ở xã hội cho công nhân khu công nghiệp, Khu công nghiệp bờ trái Sông Đà, phường Hữu Nghị, thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình do Công ty cổ phần thương mại Dạ Hợp làm chủ đầu tư.

Quy mô diện tích 6.330m2, tổng số 93 căn hộ, vốn đầu tư 67 tỷ đồng. Dự kiến khởi công trong năm 2015 và hoàn thành vào năm 2016. Bộ Xây dựng kiến nghị NHNN cho vay 25 tỷ đồng.

Dự án nhà ở xã hội CT1 thuộc Khu nhà ở xã hội Tuệ Tĩnh, thành phố Hải Dương (giai đoạn 1) do Công ty CP đầu tư Thành Đô làm chủ đầu tư.

Quy mô diện tích 6.434m2, với 92 căn hộ, tổng mức đầu tư 49 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2015. Bộ Xây dựng kiến nghị cho vay 15 tỷ đồng

Dự án nhà ở cho đối tượng có thu nhập thấp trong đô thị tại 32 Đào Duy Từ, thành phố Đà Lạt do Công ty CP Phát triển nhà L.Đ làm chủ đầu tư.

Quy mô diện tích 4.884m2, với 66 căn hộ, tổng mức đầu tư 28 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2016. Bộ Xây dựng kiến nghị cho vay 20 tỷ đồng.

Nhà ở xã hội huyện Cẩm Mỹ thuộc xã Long Giao, Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai do Doanh nghiệp tư nhân Á Châu đầu tư.

Quy mô diện tích hơn 2ha, với 252 căn hộ, tổng mức đầu tư 114 tỷ đồng. Dự kiến hoàn thành vào năm 2016, Bộ Xây dựng kiến nghị cho vay 30 tỷ đồng.

Dự án đầu tư xây dựng nhà ở công nhân khu công nghiệp Giao Long, Lô CC1 khu nhà ở công nhân phục vụ khu công nghiệp Giao Long, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

Dự án do Liên doanh Công ty CP Xây dựng và kinh doanh nhà Bến Tre và Công ty Trách nhiệm hữu hạn ATC làm chủ đầu tư. Quy mô dự án rộng hơn 1,5ha, với 396 căn hộ, tổng mức đầu tư 146 tỷ đồng. Dự kiến hoàn thành năm 2016, Bộ Xây dựng kiến nghị cho vay 50 tỷ đồng.

Dự án nhà ở xã hội tại Khu Cảng cá Tắc Cậu, huyện Châu Thành, Kiên Giang, Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Nghi Xuân. Quy mô diện tích hơn 7,5ha với 1.065 căn hộ, tổng mức đầu tư 465 tỷ đồng. Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành vào năm 2017, Bộ Xây dựng kiến nghị cho vay 100 tỷ đồng.

Nhà ở xã hội cho công nhân và người thu nhập thấp, phưòng Khai Quang, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, quy mô hơn 4,4ha, với 745 căn hộ, tổng mức đầu tư 432 tỷ đồng, kiến nghị vay vốn 50 tỷ đồng.

                                                                                                             Nguồn: Cafef
                                                                                   Biên tập bởi Nguyễn Dung - Kenhtintucbds

Read more ...

Vết nứt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã được xử lý

Nhà thầu Keangnam (Hàn Quốc) đã nhận trách nhiệm và cam kết sử dụng mọi nguồn lực của Tập đoàn nhanh chóng khắc phục lún nứt trên cao tốc Nội Bài-Lào Cai
Nhà thầu Keangnam (Hàn Quốc) đã nhận trách nhiệm và cam kết sử dụng mọi nguồn lực của Tập đoàn nhanh chóng khắc phục lún nứt trên cao tốc Nội Bài-Lào Cai

(Chinhphu.vn) - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) Lê Kim Thành khẳng định vết nứt trên cao tốc Nội Bài-Lào Cai đã được xử lý xong.



Đại diện VEC cho biết, mặt đường bê tông nhựa đã được thi công xong, sơn kẻ mặt đường, điều chỉnh lại cao trình bó vỉa đã được hoàn thành, mở lưu thông cho xe chạy bình thường từ 17 giờ ngày 19/12.

Cụ thể, nhà thầu thi công đã hoàn thiện kích thước bệ phản áp phía bên trái tuyến (rộng 26m, cao 2,5m ngoài cơ nền hiện tại) và phía bên phải tuyến (rộng 23m, cao 2,5m trùng cơ nền hiện tại) đảm bảo ổn định nền đường và tổ chức thi công xử lý mặt đường. Phần nền đường trong phạm vi từ cung vết nứt rộng thêm từ 1-2m (tùy vị trí dọc theo đường nứt) về phía dải phân cách giữa được đào bỏ với độ sâu 4,5m, bổ sung 4 lớp vải địa kỹ thuật gia cường để tăng độ ổn định của nền đường, mặt đường được làm mới phù hợp với biện pháp thi công.

Liên quan đến vết nứt trên tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam, trước đó, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu và cơ quan chức năng chậm nhất đến ngày 20/12/2014 phải khắc phục xong.

Về kinh phí xử lý, nhà thầu Keangnam (Hàn Quốc) đã nhận trách nhiệm và cam kết sử dụng mọi nguồn lực của Tập đoàn nhanh chóng khắc phục lún nứt trên cao tốc Nội Bài-Lào Cai.

Theo đại diện VEC, nguyên nhân gây ra vết nứt là do bất thường về địa tầng tại mặt cắt địa chất ở trung tâm cung trượt (km83+025), do đất trượt trên mặt đá nghiêng, đáy khối trượt xuất hiện ở khu vực tiếp giáp giữa đất yếu và đá gốc, làm mất ổn định, gây ra nứt mặt đường.

Ngoài vết nứt này thì vẫn còn 10 vị trí cần tiếp tục theo dõi đất yếu/lún trong quá trình khai thác để hoàn thiện khi các đoạn nền đất yếu này đã ổn định, tắt lún tập trung trên các gói thầu A2, A3 và A4. Cụ thể như tại Km33, Km44, Km46 (gói thầu A2), Km49, Km50, Km77, km79 (gói thầu A3); và Km82+500-Km83+500, Km89 (gói thầu A4).

Theo Phan Trang 
Nguồn Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Biên tập bởi Kim Chi - Kenhtintucbds

Logo kênh tin tức bất động sản
Logo kênh tin tức bất động sản

Read more ...

Những tác động đa chiều khiến thị trường bất động sản trở nên sôi động



Tác động đa chiều của thị trường bất động sản 


Nhờ những tác động tích cực của Ngân hàng Nhà nước qua các Thông tư 32, 36...; Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) được thông qua nên thị trường BĐS thời gian vừa qua đã có dấu hiệu phục hồi
Sau một thời gian dài đóng băng, năm nay, thị trường BĐS đã có nhiều dấu hiệu hồi phục. Tuy chưa thể trở lại thời “ hoàng kim“ nhưng rõ ràng, BĐS đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Những con số thống kê cho thấy hoạt động kinh doanh bất động sản đã được cải thiện nhiều với mức tăng 2,93%, cao hơn mức tăng 1,91% của cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu do lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm, chính sách của Nhà nước về hỗ trợ ngành bất động sản đã và đang phát huy tác dụng cùng với những điều kiện cho vay mua nhà được nới lỏng.

Cụ thể, về phía ngân hàng, liên tiếp hai thông tư 32 và thông tư 36 được ban hành với nhiều quy định ưu đãi cho BĐS.

Thông tư 32 ngày 18/11 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã mở rộng đối tượng được vay vốn thuê, thuê mua nhà ở xã hội.điều kiện được vay vốn gói 30.000 tỷ, giúp cho phân khúc nhà ở giá thấp được hưởng lợi rất nhiều. Đồng thời, mở thêm điều kiện được vay vốn và nới thời gian áp dụng mức lãi suất cho vay. Xem thêm

Tiếp đó, Thông tư 36 đượcNHNN ban hành ngày 20/11. Theo đó, NHNN đã điều chỉnh hệ số rủi ro với các khoản phải đòi để đầu tư, kinh doanh chứng khoán; các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản từ 250% theo quy định tại Thông tư 13 xuống còn 150% (là mức thấp nhất theo thông lệ). Nhiều ý kiến nhận định cho rằng Ngân hàng Nhà nước đang phát đi thông điệp muốn mở rộng tăng trưởng tín dụng nhất là đối với Bất Động Sản. Xem thêm

Cũng thời gian này, Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi), và Luật Nhà (sửa đổi) cũng đã được Quốc Hội cũng đã chính thức thông qua ngày 25/11.

Theo nhận định của FPTS, Luật kinh doanh BĐS (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/7/2015 được mong đợi sẽ giúp lành mạnh hóa thị trường BĐS và hoạt động thị trường hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, việc “nới” các điều kiện kinh doanh BĐS cho các cá nhân và Doanh nghiệp có vốn đầu tư sẽ thu hút được lượng lớn dòng vốn ngoại đổ vào thị trường.

Điểm nhấn quan trọng nhất có lẽ vẫn là Luật Nhà ở (sửa đổi), với việc “mở” quyền được sở hữu nhà ở của Người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam.Việc cho phép người nước ngoài mua nhà sau khi nhập cảnh được kỳ vọng tạo ra yếu tố thuận lợi để kích thích phát triển đầu tư, thu hút lượng lớn vốn FDI và đảm bảo cam kết hội nhập của Việt Nam. Xem thêm

Thêm vào đó, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 61/NQ-CP bổ sung Nghị quyết số 02 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Tại Nghị quyết mới này, Thủ tướng đã phê duyệt các nội dung quan trọng liên quan đến mở rộng đối tượng dược cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại; thêm thời gian cho vay vốn, thêm Ngân hàng tham gia vào quy trình cho vay ưu đãi đã làm thị trường BĐS thời gian qua sôi động hẳn lên.

Việc NHNN "nới" thời gian áp dụng lãi suất cho vay đối với khách hàng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại tối đa là 15 năm so với thời gian 10 năm được quy định trước đây và các điều kiện vay gói 30.000 tỷ đã khiến phân khúc nhà giá rẻ sôi động trở lại.

Để đáp ứng nhu cầu người mua nhà, hàng loạt dự án đã tìm đến phương án xẻ nhỏ căn hộ, hoặc chú trọng đầu tư vào phân khúc nhà giá rẻ để thu hút lượng lớn khách hàng bình dân.

Khảo sát từ thị trường, hiện nay các dự án nhà ở thương mại điều chỉnh diện tích căn hộ từ diện tích lớn xuống diện tích phù hợp khoảng 60m2 đến 70m2 luôn hấp dẫn người mua, theo thống kê, cả nước hiện có 60 dự án đăng ký chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội với quy mô xây dựng 38.897 căn hộ. Bộ xây dựng cũng vừa có văn bản gia hạn thêm thời gian điều chỉnh cơ cấu căn hộ và chuyển đổi nhà ở đến hết ngày 31/12/2015. Xem thêm

Ngoài sức đẩy nhờ các tác động của các văn bản pháp lý, các chủ đầu tư cũng liên tục làm “nóng” thị trường BĐS bằng các hình thức khuyến mại đẩy hàng. Một trong những hình thức mới nhất được áp dụng là phương thức “mua chung”, khi một nhóm khách hàng cùng thuộc một tổ chức, cùng nhau mua từ 5 sản phẩm bất động sản trở lên sẽ được nhận ưu đãi của chủ đầu tư, hay các chương trình tri ân khách hàng bằng gói nội thất kèm theo khi mua nhà, hay tặng quà: xe máy, tivi, tủ lạnh…

Đối với phân khúc nhà ở cao cấp, tính sôi động cũng không kém khi Luật Nhà ở (sửa đổi), “mở” quyền được sở hữu nhà ở của Người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam. Điều này đã thu hút lượng lớn người mua cho những dự án sang trọng. Để hút khách, các dự án này cũng liên tục tung những chiêu khuyến mãi khủng khi ra khuyến mại tặng siêu du thuyền, tặng xe ôtô… cho những khách hàng mua biệt thụ tại đó.

Những động thái dùng khuyến mãi đẩy hàng cũng chứng tỏ thị trường đang dần hồi phục, sức mua tăng cao.Cùng với đó, cơ hội từ đầu tư hạ tầng cho các chủ đầu tư tư nhân vào các công trình nhà nước khi Chính phủ vừa mở cửa cho các hoạt động đầu tư công được hợp tác với đầu tư tư nhân (PPP). Xu hướng đó giúp cho các công trình vốn thiếu vốn trầm trọng do việc thu ngân sách gặp nhiều khó khăn, thì nay đã có giải pháp khi kêu gọi hợp tác đầu tư theo hình thưc PPP.

Thanh Mai
Theo Infonet
Biên tập bởi Phạm Huê -kenhtintucbds
Read more ...

Theo Luật Nhà ở mới sắp thi hành sẽ có nhiều lệnh cấm với các chung cư



Theo Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 quy định về sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở; giao dịch về nhà ở; quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2015 nghiêm cấm sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở.



Nhiều lệnh cấm đối với nhà chung cư sẽ được thi hành
Nhiều lệnh cấm đối với nhà chung cư sẽ được thi hành 

Cụ thể, theo Luật Nhà ở số 65/2014/QH13, các hành vi bị nghiêm cấm đối với nhà chung cư bao gồm:
Xâm phạm quyền sở hữu nhà ở; cản trở việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về nhà ở, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ về sở hữu, sử dụng và giao dịch về nhà ở của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Quyết định chủ trương đầu tư dự án hoặc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở không theo quy hoạch xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở đã được phê duyệt.
Xây dựng nhà ở trên đất không phải là đất ở; xây dựng không đúng tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn diện tích đối với từng loại nhà ở mà Nhà nước có quy định về tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn diện tích nhà ở. Áp dụng cách tính sai diện tích sử dụng nhà ở đã được luật quy định trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở.


Nhiều hành vi bị cấm đối với nhà chung cư theo Luật Nhà ở mới
Nghiêm cấm chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật; lấn chiếm không gian và các phần thuộc sở hữu chung hoặc của các chủ sở hữu khác dưới mọi hình thức; tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư.
Cấm sử dụng phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung vào sử dụng riêng; sử dụng sai mục đích phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp so với quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở và nội dung dự án đã được phê duyệt, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng.


Sử dụng sai mục đích nguồn vốn huy động hoặc tiền mua nhà ở trả trước cho phát triển nhà ở.


Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở ủy quyền hoặc giao cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh, góp vốn hoặc tổ chức, cá nhân khác thực hiện ký hợp đồng cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở, hợp đồng đặt cọc các giao dịch về nhà ở hoặc kinh doanh quyền sử dụng đất trong dự án.
Nghiêm cấm thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho  thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở không đúng quy định của Luật này.


Cải tạo, cơi nới, phá dỡ nhà ở đang thuê, thuê mua, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý mà không được chủ sở hữu đồng ý.


Nghiêm cấm sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở. Cấm sử dụng phần diện tích được kinh doanh trong nhà chung cư theo dự án được phê duyệt vào mục đích kinh doanh vật liệu gây cháy, nổ, kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn hoặc các hoạt động khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình, cá nhân trong nhà chung cư theo quy định của Chính phủ.


Cấm sử dụng nhà ở riêng lẻ vào mục đích kinh doanh vật liệu gây cháy, nổ, kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, sinh hoạt của khu dân cư mà không tuân thủ các quy định của luật về điều kiện kinh doanh.


Báo cáo, cung cấp thông tin về nhà ở không chính xác, không trung thực, không đúng quy định hoặc không đúng yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phá hoại, làm sai lệch thông tin trong cơ sở dữ liệu về nhà ở do cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền quản lý.
                                                

                                                                                      
Nguồn: Cafeland

                                           Biên tập bởi Nguyễn Dung - Kenhtintucbds

Read more ...

Các công ty bất động sản thưởng tết như thế nào?

Chuyện thưởng Tết ở mỗi doanh nghiệp bất động sản lại khác nhau, có đơn vị chỉ nửa tháng thu nhập nhưng có nơi thưởng cả chuyến du lịch nước ngoài.

 Năm 2014, thị trường bất động sản Việt Nam có những diễn biến thất thường, lúc thị trường cực nóng với những dự án quy mô, lúc thị trường trầm với sự khó khăn chung vì tâm lý người dân sợ mua, nhà đầu tư e ngại đổ tiền vào nơi khó thu vốn.

 Trong tình hình chung của toàn ngành, lãnh đạo của các công ty bất động sản đau đầu chuyện thưởng tết cho nhân viên.

 Tết 2015 có doanh nghiệp thưởng vài triệu đồng, nhưng có doanh nghiệp thưởng xe máy SH hoặc chuyến du lịch nước ngoài cho nhân viên đạt chỉ tiêu, trong khi năm ngoái có người nhận thưởng cả trăm triệu

 Còn khoảng 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, nhưng thời điểm này vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp bất động sản lên kế hoạch thưởng Tết cho nhân viên.

Song, với chia sẻ hiếm hoi của 2 vị lãnh đạo của hai Công ty kinh doanh bất động sản với PV Infonet cho thấy để quyết định việc thưởng Tết cho nhân viên như thế nào là một việc khá khó khăn với họ. Dù thị trường đã phục hồi nhưng không phải đơn vị nào cũng có kết quả kinh doanh tốt và có mức thưởng cao cho nhân viên.

 Nhắc đến việc thưởng Tết cho nhân viên, chia sẻ với PV Infonet, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành giọng vẫn buồn rầu khi cho rằng: Mức thưởng Tết năm nay ở công ty tôi có khi còn giảm hơn năm trước. Nếu như năm trước mỗi nhân viên được thưởng cả tháng thu nhập thì năm nay sẽ chỉ được 50% tháng thu nhập. Theo chia sẻ của vị lãnh đạo này, công ty ông có gần 100 nhân viên, trong đó có khoảng 20 công nhân làm việc ở công trường, còn lại là nhân viên làm việc ở văn phòng. Mức thu nhập thấp nhất của nhân viên ở công ty Đất Lành là 5-7 triệu đồng/tháng, phần lớn đạt mức trên dưới 10 triệu đồng, chỉ lãnh đạo mới có thu nhập 20 triệu đồng/tháng. “Do đó, với những nhân viên có mức thu nhập chỉ 5 triệu đồng/tháng thì Tết sẽ vẫn được thưởng nguyên cả tháng như vậy, còn với những người có thu nhập cao hơn thì chỉ được nhận ở mức thưởng 50% tháng thu nhập”, ông Đực tiết lộ. Ông Đực nhẩm tính: Với gần 100 nhân viên, nếu như chỉ thưởng tết trung bình ở mức 5 triệu đồng/tháng/1 nhân viên thì tổng số tiền thưởng Tết cũng đã lên đến nửa tỷ đồng. “Đây là số tiền không nhỏ cho một công ty bất động sản kinh doanh trong bối cảnh thị trường còn khó khăn, nhiều doanh nghiệp bất động sản còn phải đóng cửa vì không bán được hàng, số khác còn phải bán dự án để duy trì hoạt động… nên việc chi cả nửa tỷ đồng để thưởng Tết cho nhân viên là chuyện không dễ dàng”, ông Đực chia sẻ.

 Khác với Công ty Đất Lành, ông Nguyễn Vũ Cao, Chủ tịch HĐQT Hoàng Gia Group cho biết: Nếu như năm ngoái thị trường bất động sản ảm đạm, việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn có nhân viên chỉ được thưởng Tết vài triệu đồng thì năm nay thị trường đã phục hồi, kinh doanh cũng tốt hơn nên quỹ thưởng Tết cho nhân viên cũng tăng hơn. Theo ông Cao, vì là đơn vị trực tiếp phân phối, bán các dự án bất động sản nên việc thưởng Tết cho nhân viên năm nay sẽ được Công ty phân chia ra nhiều mức A, B, C… Theo đó, đối với những nhân viên làm việc kém nhất thì chỉ được công ty có chút quà Tết, còn với những nhân viên đạt mức khá thì ngoài việc thanh toán đủ lương sẽ được thưởng 10 triệu đồng. “Đặc biệt, với những nhân viên vượt chỉ tiêu kinh doanh cả năm, có nhiều thành tích xây dựng và cống hiến trong việc kinh doanh của công ty thì sẽ được thưởng 1 chiếc xe máy SH Việt Nam.

 Riêng 2 tháng cuối năm, nếu nhân viên nào đạt chỉ tiêu bán liền kề tại dự án Royal Riverside (Long Biên) do công ty đồng làm chủ đầu tư, khoảng 5 căn/tháng sẽ được tặng 1 cặp vé bao trọn gói đi du lịch ở Lào, Campuchia, Thái Lan”, ông Cao cho biết thêm. Được biết, mức thưởng Tết nguyên đán năm trước, có nhân viên của Hoàng Gia còn được nhận mức thưởng cả trăm triệu đồng, nhưng cũng có người chỉ được nhận vài triệu đồng do còn phụ thuộc vào mức độ hoàn thành công việc. Để nhận được mức thưởng Tết cao nhất, nhân viên ở Hoàng Gia phải đảm bảo việc bán hàng trung bình 3 căn hộ mỗi tháng, tức là khoảng 40 căn mỗi năm.

 Năm ngoái, thưởng Tết của giới bất động sản được cho là đỉnh điểm của bết bát, có DN chỉ thưởng bằng cách... tăng thời gian nghỉ Tết, hoặc không nợ lương là may mắn lắm rồi. Nhiều DN cố gắng để có tháng lương thứ 13 đã là quá "xôm" cho người lao động sau một năm làm ăn khó khăn đỉnh điểm.

 Theo Nguyễn Lê 
 Infonet
Biên tập bởi Kim Chi - kenhtintucbds
Read more ...

Sẽ ít người bị ảnh hưởng với biểu thuế mới




 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế vừa được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2015. Quy định cá nhân chuyển nhượng bất động sản bị đánh thuế thu nhập cá nhân 2% trên giá chuyển nhượng bị cho là bất hợp lý khi bán lỗ bất động sản vẫn phải đóng thuế.

Ông Phan Văn Quý - Ủy viên Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội

Tuy nhiên theo ông Phan Văn Quý, Ủy viên Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, Luật Thuế mới đã  tính đến chuyện thiểu số phải phục tùng đa số. Khi thị trường BĐS ấm lên, họ bán được hàng thì sẽ có tiền để nộp thuế.
PV: Có ý kiến cho rằng Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế vừa được Quốc hội thông qua trong đó quy định thuế thu nhập cá nhân là chưa hợp lý, vì bán lỗ BĐS vẫn phải đóng thuế. Vậy quan điểm của ông thì sao?

Ông PHAN VĂN QUÝ: Trước đây Luật cũ quy định có 2 phương án tính thuế khi chuyển nhượng BĐS là tính 2% trên giá chuyển nhượng hoặc 25% trên lợi nhuận. Theo đó doanh nghiệp bắt buộc phải áp dụng theo mức 25%, còn cá nhân thì có thể chọn 1 trong 2 phương án trên. Còn bây giờ trong Luật mới khẳng định luôn là 2%. Bây giờ xuất hiện ra tình huống có những anh lỗ trong chuyển nhượng BĐS cũng phải đóng thuế thu nhập cá nhân 2% thì đó cũng là cái vô lý. Thế nhưng chúng ta cũng phải chấp nhận, bởi trong kinh doanh BĐS cũng phải nói là có nhiều người lãi chứ ít người lỗ. Cho nên trong Luật Thuế mới đã phải tính đến chuyện thiểu số phải phục tùng đa số. Cũng như chứng khoán vậy, áp dụng một mức thuế suất là 0,1% trên giá chuyển nhượng.

Nếu so Luật mới với Luật cũ, tính ưu việt có rõ hơn không, thưa ông?

- Chúng ta phải biết chấp nhận cái nhỏ vì cái lớn. Tôi nói thế này, vì nếu như chúng ta cứ để tư nhân chọn 1 trong 2 phương án như Luật cũ thì họ cũng không làm được như mức 25% vì chi phí hợp lý gần như rất khó. Có một số cơ quan thuế cứ ốp các tư nhân trừ chi phí hợp lý đi rồi thì phải nộp ở mức 25%. Nếu như thế nó tăng lên mức 3 lần thuế phải nộp của tư nhân. Trong Luật Thuế vừa rồi khi cho ý kiến cũng có nói đến. Cho nên mới đưa ra mức như thế và được đại đa số ủng hộ. Còn một số ít người kinh doanh BĐS bị thua lỗ trong thời gian qua là do thị trường này lúc đó đang bị đóng băng. Có thể Luật mới không đạt được 100% đồng thuận nhưng cũng đạt được đa số đồng thuận, và vừa qua Luật cũng được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành rất cao, do bởi Luật hứa hẹn tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Như vậy khi thị trường BĐS ấm lên thì tình hình sẽ khác. Vậy ông nhận định thế nào về thị trường BĐS hiện nay, liệu đã qua cơn bĩ cực chưa?

- Khi thị trường BĐS ấm lên, bán được hàng thì họ sẽ có tiền để nộp thuế. Và thực tế tôi nghĩ hiện nay thị trường BĐS đã ấm lên rồi. Cho nên áp dụng theo Luật mới sẽ theo đa số và thoải mái, chứ để quy định như Luật cũ là mập mờ dẫn đến nhiều người khó khăn. Theo Luật mới thì chỉ ít người bị ảnh hưởng. Nói thật trong kinh doanh BĐS ít người bị lỗ nặng, chẳng qua trong thời gian vừa rồi BĐS bị đóng băng, rồi mua đi bán lại trao tay chứ nếu họ mua tận gốc thì lỗ không đáng kể, hoặc ít người lỗ. Hiện nhiều dự án BĐS đang ấm lên, có nhiều người mua nhà đến trả tiền cho chủ đầu tư để hoàn thiện, làm sổ đỏ. Vì họ cũng nhận ra được thị trường đang có tín hiệu tích cực lên và các doanh nghiệp kinh doanh BĐS hiện đang vay vốn ngân hàng để hoàn thiện dự án. Cho nên quy định như vậy là khả thi, chứ như Luật cũ có 2 phương án là rất khó, gần như  không thể thực hiện.

Trân trọng cảm ơn ông!

Thùy Dương (Đại đoàn kết)
Biên tập bởi Nguyễn Dung - Kenhtintucbatdongsan
Read more ...

Quy định mới về quản lý tiền thu được từ sắp xếp lại nhà, đất


Quản lý tiền thu

Từ ngày 15/2/2015, việc quản lý, sử dụng tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất thuộc sở hữu nhà nước sẽ được thực hiện theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ.

Quyết định này sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 1 Quyết định140/2008/QĐ-TTg ngày 21/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước.

Cụ thể, đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, số tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do Bộ Tài chính làm chủ tài khoản (đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Trung ương quản lý); tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh do Sở Tài chính làm chủ tài khoản (đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc địa phương quản lý) trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả trúng đấu giá (đối với trường hợp bán đấu giá) hoặc Sở Tài chính ban hành Thông báo về giá bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất (đối với trường hợp bán chỉ định). Trường hợp quá thời hạn này mà chưa nộp đủ số tiền vào tài khoản tạm giữ thì bị phạt theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Thời hạn nộp tiền cụ thể và việc phạt chậm nộp được quy định tại Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá (đối với trường hợp bán đấu giá) hoặc Hợp đồng mua bán tài sản (đối với trường hợp bán chỉ định).

Số tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên tài khoản tạm giữ sau khi trừ các chi phí có liên quan do Sở Tài chính xác định được xử lý như sau:

- Đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp Trung ương, được để lại toàn bộ (100%) số tiền thu được từ bán tài sản trên đất; 70% số tiền thu được từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất; Bộ Tài chính thực hiện nộp 30% số tiền thu được từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất vào ngân sách địa phương nơi có cơ sở nhà đất.

- Đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc địa phương, được để lại toàn bộ (100%) số tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Quản lý tiền thu được từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với công ty nhà nước

Đối với công ty nhà nước, số tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do Bộ Tài chính làm chủ tài khoản (đối với công ty Nhà nước thuộc Trung ương quản lý) hoặc tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh do Sở Tài chính làm chủ tài khoản (đối với công ty nhà nước thuộc địa phương quản lý) trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả trúng đấu giá (đối với trường hợp bán đấu giá) hoặc Sở Tài chính ban hành Thông báo về giá bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất (đối với trường hợp bán chỉ định).
Trường hợp quá thời hạn này mà chưa nộp đủ số tiền vào tài khoản tạm giữ thì bị phạt theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Thời hạn nộp tiền cụ thể và việc phạt chậm nộp được quy định tại Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá (đối với trường hợp bán đấu giá) hoặc Hợp đồng mua bán tài sản (đối với trường hợp bán chỉ định).

Số tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên tài khoản tạm giữ sau khi trừ các chi phí có liên quan do Sở Tài chính xác định được xử lý như sau:

- Số tiền bán tài sản trên đất, công ty nhà nước được sử dụng theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

- Số tiền thu được từ chuyển nhượng quyển sử dụng đất:

+ Được để lại 50% (đối với cơ sở nhà, đất trên địa bàn các thành phố là đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I); 70% (đối với cơ sở nhà, đất trên địa bàn các tỉnh còn lại).


+ Bộ Tài chính (đối với công ty nhà nước thuộc Trung ương quản lý) hoặc Sở Tài chính (đối với công ty nhà nước thuộc địa phương quản lý) thực hiện nộp 50% (đối với cơ sở nhà, đất trên địa bàn các thành phố là đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I) hoặc 30% (đối với cơ sở nhà, đất trên địa bàn các tỉnh còn lại) vào ngân sách địa phương (nơi có cơ sở nhà đất) theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.


                                                                                                             Theo Hoàng Diên
                                                                                            Báo Chính phủ
                                                                      Biên tập bởi Ms Dung - Kenhthongtinbds

Read more ...

Không phải chịu thuế đối với tiền bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ là bất động sản


Lại thêm câu chuyện về thuế
Chuyển nhượng bất động sản (BĐS) là tài sản bảo đảm vay nợ thì không phải khai thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)?

Dự thảo Thông tư hướng dẫn nội dung thi hành về Luật thuế Thu nhập Doanh nghiệp đã có sự thay đổi lớn khi quy định lợi nhuận thu được của các Tổ chức tín dụng khi được phép chuyển nhượng các BĐS là tài sản bảo đảm vay nợ thì không phải kê khai thuế TNDN.

Ngày 6/12 vừa qua, Bộ tài chính đã ban hành Dự thảo hướng dẫn nội dung về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Nghị định về thuế.

Tại dự thảo lần này, ngoài cách tính chung mức thuế đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS là 2%, Dự thảo Luật còn có điểm khác nhau khi xác định căn cứ tính thuế đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS là tài sản đảm bảo cho một khoản vay nợ đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.

Tại Điều 5: Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 điều 4 thông tư số 78/2014/TT-BTC, Dự thảo Luật quy định rõ các Doanh nghiệp bán BĐS đã được đăng ký làm tài sản bảo đảm cho khoản vay nợ, thì vẫn phải kê khai và tính thuế TNDN theo luật.

Trong khi đó, Dự thảo Luật lại tách cho các tổ chức tín dụng, các tổ chức cho vay hoặc tổ chức được tổ chức tín dụng ủy quyền bán tài sản đảm bảo là bất động sản thì số tiền bán được để thu hồi nợ theo Luật tín dụng không phải thực hiện nghĩa vụ thuế TNDN của việc chuyển nhượng tài sản.

Trước đây, tại  khoản 4 điều 17 Chương 5 thông tư số 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập Doanh nghiệp, đều thống nhất một chung các đối tượng là Doanh nghiệp hoặc các Tổ chức tín dụng khi được phép chuyển nhượng BĐS là tài sản bảo đảm tiền vay thì đều phải kê khai thuế theo luật định.

Thay đổi lớn trong Dự thảo lần này là lối mở cho các Tổ chức tín dụng khi thời gian vừa qua, NHNN đã "nới" rất nhiều quy định cho BĐS. Thị trường BĐS sôi động dần lên thì những giao dịch dùng BĐS đảm bảo giữa người đầu tư và các tổ chức tín dụng ngày càng nhiều. Và vì thế, độ rủi ro, nợ xấu cũng có thể tăng lên. Nếu mở thêm cơ hội có thể bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ mà không phải chịu thêm thuế TNDN, các Tổ chức tín dụng sẽ có thế mạnh tay hơn trong việc cho vay mua BĐS.

Nhớ lại việc siết chặt cho vay BĐS mấy năm trước đã làm cho thị trường BĐS đóng băng, xuống dốc trong mấy năm liền. Nay, khi BĐS đang có nhiều dấu hiệu ấm lên, thêm sự hỗ trợ tích cực của các gói vay ưu đãi, gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, mở rộng các đối tượng cho vay của NHNN thời gian vừa qua đã là một cú hích cho thị trương BĐS.

Thế nên Chính phủ ra chính sách "dỡ bỏ" thuế TNDN đối với các tổ chức tín dụng khi bán các  BĐS là tài sản thế chấp bảo đảm cho các khoản vay nợ là một chính sách kịp thời hỗ trợ thêm tạo điều kiện cho BĐS phát triển.

Nếu dự thảo này được thông qua sẽ là một lợi thế lớn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là dự thảo này có thể là động lực thúc đẩy sự ổn định, phát triển của thị trường bất động sản.

Thanh Mai
Theo Infonet/MOF
Biên tập bởi Kim Chi - kenhthongtinbds
Read more ...

Quy hoạch thủ đô: ngày ấy và bây giờ...


Triển lãm Quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2030, tháng 8/2011 

Còn nhớ tại triển lãm Quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2030 diễn ra ở Cung triển lãm Quy hoạch quốc gia vào tháng 8/2011, rất nhiều người dân Thủ đô háo hức đến xem quy hoạch thành phố. Tuy nhiên, không ít ý kiến hoài nghi tính khả thi của đồ án. Khu vực được quan tâm nhất là sa bàn thể hiện bộ mặt Hà Nội năm 2030 tầm nhìn 2050 nằm ở trung tâm tầng một cung triển lãm.

Quy hoạch thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050

Khi ấy, hàng chục người đứng quây kín chỉ trỏ bàn tán. Gần đó, các bản đồ thể hiện định hướng quy hoạch giao thông của thành phố cũng có rất đông khách tới xem. Không ít người mang theo máy ảnh, máy quay phim để ghi lại những hình ảnh được trưng bày.

 Lúc đó, mặc dù triển lãm mở cửa miễn phí, song nếu muốn ghi lại hình ảnh người xem sẽ phải trả phí 150.000 đối với mỗi máy ảnh hoặc máy quay phim.

Đến từ Phú Xuyên, vợ chồng anh Bùi Văn Đức chăm chú tìm hiểu bộ mặt của đô thị vệ tinh này trong vài chục năm tới. "Triển lãm lần này hoành tráng hơn triển lãm Vân Hồ năm ngoái nhưng tôi thấy có vẻ vẫn chung chung lắm, chưa có gì cụ thể", anh Đức nhận xét khi được phỏng vấn tại triển lãm.

 Tại triển lãm ấy, những người sống ở trung tâm Hà Nội đặc biệt xem kỹ định hướng giao thông.

Theo anh Nguyễn Thanh Hải (phố Hào Nam, quận Đống Đa), muốn phát triển được, Hà Nội phải có hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại. Đây lại đang là điểm yếu nhất của thủ đô. "Phố Hào Nam nơi tôi sống, theo quy hoạch sẽ có đường chạy thẳng ra Giảng Võ nhưng tôi không biết trong tương lai sẽ xây như thế nào khi mà ở các khu vực được quy hoạch người dân vẫn tiếp tục xây nhà, thậm chí là các nhà cao tầng", anh Hải nói.

 Cũng theo anh, tới năm 2030, để Hà Nội có được bộ mặt như đồ án là điều rất khó vì cần đầu tư rất nhiều vào hạ tầng, trong khi 20 năm là khoảng thời gian không hề dài. Chủ trương đổi đất lấy hạ tầng của thành phố và Bộ Xây dựng thực ra là bài toán không hề đơn giản. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào thị trường, vào cung cầu. "Trên toàn thành phố theo tôi biết đã có trên 700 dự án chưa triển khai, tôi không biết sắp tới sẽ lấy đất đâu ra nữa mà đổi", anh Hải nói.

 Cùng chung tâm lý hoài nghi về tính khả thi của đồ án, anh Lê Quang Sự (khu đô thị Ciputra) cho rằng, để làm được, Hà Nội phải thay đổi cung cách quản lý cũng như có quyết tâm thực thi quy hoạch vô cùng lớn. "Điều dễ thấy là các tuyến đường vành đai, đường cao tốc mất cả chục năm vẫn chưa hoàn thành", anh Sự dẫn chứng. Mặc dù vậy, anh Sự cũng cho rằng, việc hoàn thiện đồ án quy hoạch sẽ mở ra tiềm năng lớn cho thị trường bất động sản của Hà Nội trong thời gian tới.

Tuy nhiên, không thể chỉ căn cứ vào các bản vẽ, sa bàn mà có thể quyết định đầu tư vào chỗ nào cụ thể vì đây chỉ mới là các đường hướng chung, cần phải chờ tới những quy hoạch cụ thể hơn.

 Theo ghi nhận của VnExpress, trong ngày đầu mở cửa, một lượng lớn những người làm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản hoặc những nhà đầu tư "tay trái" tới xem. Hầu hết đều khẳng định không thể căn cứ vào đồ án để đi tắt đón đầu trong việc mua bán đất. "Đây chỉ là định hướng chung, muốn đầu tư, cần phải có thông tin từ việc quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết", một nhà đầu tư giấu tên nói.

 Và sau 2 năm... 

Thành phố Hà Nội vẫn đang tiếp tục phê duyệt các dự án đầu tư nhằm thực thi hóa quy hoạch thành phố đến năm 2030 nhưng những công trình thi công vẫn còn ngổn ngang, những dự án quy hoạch đô thị vẫn đang gặp khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng. Đặc biệt, dự án di dời UBND thành phố, trung tâm Hành chính thành phố về Ba Vì vẫn vấp phải sự phản đối từ Hiệp hội kiến trúc sư.

 Những lo lắng của người dân Thủ đô sau 2 năm vẫn vẹn nguyên...

Tin tức cũ tháng 8/2011 
Nguồn: Nguyễn Hưng, vnexpress 
Biên tập tin bởi Kim Chi
Read more ...