Begin typing your search above and press return to search. Press Esc to cancel.

Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tức bất động sản Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tức bất động sản Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Quy hoạch chung xây dựng huyện Ba Vì đến năm 2030





Quy hoạch chung xây dựng huyện Ba Vì, đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000, theo đó, tổng diện tích quy hoạch 42.402,7ha, với quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 295.000 người.
Vườn quốc gia Ba Vì - Kenhtintucbatdongsan
Ảnh minh họa

UBND Thành phố Hà Nội vừa phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng huyện Ba Vì, đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000 tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 đã định hướng huyện Ba Vì nằm trong khu hành lang xanh, với định hướng phát triển chính.

Ngày 26/12/2014, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã ký ban hành Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng huyện Ba Vì, đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000 tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

Theo quy hoạch, huyện Ba Vì gồm 1 thị trấn và 30 xã, có tổng diện tích 42.402,7ha, với quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 295.000 người.

Ba Vì được định hướng là hành lang xanh trong quy hoạch tổng thể Thủ Đô đến năm 2030, nên Ba Vì được quy hoạch nằm trong khu vực hành lang xanh, với định hướng khuyến khích phát triển các ngành du lịch, trang trại, khu vui chơi giải trí với không gian xanh và các công trình phụ trợ. Khu vực dân cư, làng xóm được quy hoạch trong vùng không gian xanh, điều chỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể vùng.

vườn quốc gia Ba Vì - Kenhtintucbatdongsan
Góc nhỏ vườn quốc gia Ba Vì

Ba Vì là huyện năm ở Tây Bắc Thủ Đô, giao thông đường bộ, đường thủy thuận lợi với Sông Hồng và Sông Đuống chảy qua. Việc quy hoạch phát triển Ba Vì là mục tiêu quan trọng, giúp phát triển phần cửa ngõ phía Bắc Thủ Đô, kết nối các vùng miền quanh Quốc lộ 32, Đại Lộ Thăng Long và cả đường mòn Hồ Chí Minh.

                        Nguồn: Theo Infonet/Cổng TTĐT TP Hà Nội
                      Biên tập lại bởi Nguyễn Dung - Kenhtintucbds
                                                            

Read more ...

Tổng hợp tin tức Bất Động Sản nổi bật tuần 4 tháng 12

Cả nước đã cấp 41,6 triệu sổ đỏ với tổng diện tích 22,9 triệu ha


Thông tin từ Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, trong năm 2014, cả nước đã cấp được 41,6 triệu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), với tổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt 94,6% diện tích cần cấp và đạt 96,7% tổng số trường hợp sử dụng đất đủ điều kiện cấp sổ đỏ.

Năm 2014 cả nước đã cấp được 41,6 triệu sổ đỏ
Cả nước đã cấp 41,6 triệu sổ đỏ trong năm 2014
Trong đó, 5 loại đất bao gồm: Đất ở đô thị, đất ở nông thôn, đất chuyên dùng, đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp đã cấp được 40,7 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,3 triệu ha, đạt 94,6% diện tích cần cấp, đạt 96,7% tổng số trường hợp đủ điều kiện.

Cũng trong năm nay, Tổng cục Quản lý đất đai đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố kiểm tra việc thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, trong đó tập trung chỉ đạo tại các huyện điểm trong cả nước.


TP.HCM: Đất ở tối đa 162 triệu/m2, đất nông nghiệp giữ nguyên


UBND Thành phố đã có tờ trình HĐND Thành phố về bảng giá các loại đất trên địa bàn công bố ngày 1/1/2015.

Khung áp dụng giá đất mới kể từ ngày 1/1/2015
Theo đó, khung giá đất ở đô thị đặc biệt (các quận nội thành) tối đa sẽ là 162 triệu đồng/m2 và khung tối thiểu là 1,5 triệu đồng/m2 đất hẻm. Đối với các quận-huyện ngoại thành là đô thị loại 5 thì tối đa là 15 triệu đồng/m2 và tối thiểu là 120.000 đồng/m2. Riêng giá đất nông nghiệp vẫn giữ nguyên như năm 2014.

Tờ trình này sẽ được UBND TP trình HĐND TP tại kỳ họp cuối tháng 12/2014 thông qua, áp dụng giá đất mới kể từ ngày 1/1/2015.

Hồi đầu tháng 12, HĐND Hà Nội cũng đã thông qua Nghị quyết về bảng giá các loại đất trên địa bàn Hà Nội, áp dụng từ 1/1/2015 đến 31/12/2019 với mức tối đa là 162 triệu đồng/m2. Đối với giá đất nông nghiệp trong giai đoạn 5 năm tiếp theo được giữ nguyên như giá năm 2014.

Sốc với thuế cho thuê nhà 2015


Từ ngày 01/01//2015, cá nhân kinh doanh sẽ nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo “tỉ lệ trên doanh thu” đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Tỉ lệ này được xác định cụ thể trong dự thảo nghị định hướng dẫn về thuế. Cá nhân kinh doanh phân phối, cung cấp hàng hóa chịu tỉ lệ 0,5%; sản xuất, vận tải chịu 1,5%; dịch vụ 2%.
Chủ nhà chịu mức thuế TNCN cao nhất 5%

Cá nhân cho thuê tài sản (nhà đất, ô tô, tàu thuyền...) chịu mức cao nhất trong các lĩnh vực, đến 5%.

Cục Thuế TP.HCM cho biết cá nhân có nhà cho thuê (gọi tắt là chủ nhà) còn phải nộp thêm 5% thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra, chủ nhà còn phải nộp thuế môn bài. Tùy doanh số mà xác định mức thuế phải nộp (từ 50.000 đồng đến 1 triệu đồng/năm). Tuy nhiên, chủ nhà (một căn nhà hoặc cộng từ nhiều căn nhà) mà tổng thu nhập trên 100 triệu đồng/năm (gần 8,4 triệu đồng/tháng) thì mới nộp ba loại thuế trên.

Thêm nhiều chế tài về đất đai


 Nghị định 102 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai chế tài nhiều hành vi mà trong các quy định cũ chưa có và mức phạt cũng được nâng lên

nhiều chung cư chưa có sổ hồng cho người mua dù đã bàn giao nhà được mấy năm
Xử phạt chủ đầu tư các dự án nhà ở chậm làm thủ tục cấp sổ hồng


Ngày 25-12, Nghị định 102 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai chính thức có hiệu lực. Ông Nguyễn Văn Hồng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TP HCM, cho biết nghị định mới chế tài thêm nhiều hành vi mà trong các quy định cũ chưa có và mức phạt cũng được nâng lên. Do đó, sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý mạnh tay xử phạt các trường hợp vi phạm. Các vi phạm phát sinh trước ngày 25-12 thì cho phép áp dụng văn bản quy phạm tại thời điểm phát hiện sai phạm, nếu Nghị định 102 có lợi cho người bị xử phạt thì sẽ áp theo nghị định này.

Điểm mới đáng chú ý là quy định về xử phạt chủ đầu tư các dự án nhà ở chậm làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà (sổ hồng) cho người mua.

Ba "siêu" dự án giao thông chuẩn bị đưa vào khai thác


Sáng nay (26/12), Bộ GTVT tổ chức buổi họp báo về 3 dự án được khánh thành và đưa vào khai thác vào ngày 4/1/2015, gồm: cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu, đường nối Nhật Tân – sân bay quốc tế Nội Bài, nhà ga hành khách T2 Nội Bài.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, đây là những dự án trọng điểm quốc gia được đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Sau khi khánh thành và đưa vào khai thác, các dự án này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển KT-XH của cả nước nói chung và TP.Hà Nội nói riêng.



Thông tin về dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, đây là một trong ba cây cầu có số nhịp dây văng lớn nhất thế giới, được áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất của Nhật Bản. Thiết kế của cầu mang ý nghĩa rất lớn, với 5 trụ tháp tượng trưng cho 5 cửa ô của Hà Nội, giống như 5 cánh hoa đào của làng đào Nhật Tân, thể hiện tình hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản.

                                                                                                     Nguồn: Cafe
                                                                  Biên tập bởi Nguyễn Dung - Kenhtintucbds
Read more ...

Hội nghị thẩm định Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị mới Hòa Lạc đến năm 2030

Theo Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đô thị Hòa Lạc là một trong 05 đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội, với diện tích quy hoạch theo đề xuất hơn 17 nghìn ha.


quy hoạch chung đô thị mới Hòa Lạc đến năm 2030
Thứ trưởng Bộ xây dựng Nguyễn Đình Toàn

Ngày 24/12/2014 tại Bộ Xây dựng, Hội nghị thẩm định Nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị mới Hòa Lạc đến năm 2030 (tỷ lệ 1/10.000) đã diễn ra dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn. Tham dự Hội nghị có đại diện các Bộ ngành liên quan; đại diện các Hội và Hiệp hội chuyên ngành; đại diện UBND thành phố Hà Nội, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội; lãnh đạo một số Cục Vụ chức năng Bộ Xây dựng.

Trình bày lý do và sự cần thiết lập quy hoạch, đại diện đơn vị tư vấn ( Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội – HUPI) nêu rõ: theo Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đô thị Hòa Lạc là một trong 05 đô thị vệ tinh trong cấu trúc chùm đô thị của Thủ đô Hà Nội.

Đô thị Hòa Lạc được định hướng xây dựng phát triển theo mô hình đô thị hiện đại, chất lượng cao, với các chức năng là thành phố khoa học, công nghệ, đào tạo và là đô thị du lịch nghỉ dưỡng, sẽ hỗ trợ và có sự liên kết chặt chẽ với đô thị trung tâm.

Trên địa bàn hiện có một số dự án lớn của quốc gia đã và đang triển khai như Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội, Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, Khu du lịch Đồng Mô…

Việc nghiên cứu lập quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc tỷ lệ 1/10.000 để triển khai nghiên cứu lập các quy hoạch phân khu đô thị, quy hoạch chi tiết và khớp nối các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư liên quan trên địa bàn, nhằm xây dựng phát triển đô thị theo đứng định hướng quy hoạch chung xây dựng Thủ đô là hết sức cần thiết.

Nhiệm vụ quy hoạch chung theo đúng tinh thần công văn số 1237/TTg-KTN ngày 29/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về thẩm quyền phê duyệt các đồ án quy hoạch chung đô thị vệ tinh trên địa bàn thành phố Hà Nội, và công văn số 5807/VP-QHKT ngày 5/9/2014 của UBND thành phố về việc triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về thẩm quyền phê duyệt các đồ án quy hoạch chung đô thị vệ tinh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trên cơ sở các văn bản pháp lý liên quan, tư vấn đã xác định vị trí, phạm vi nghiên cứu quy hoạch, quy mô nghiên cứu. Khu đô thị Hòa Lạc nằm ở phía tây đô thị trung tâm thành phố Hà Nội, thuộc địa giới hành chính các huyện Quốc Oai, Thạch Thất và thị xã Sơn Tây; về phía bắc dự kiến giáp trục Hồ Tây – Ba Vì, phía đông giáp đê hữu sông Tích, phía tây và nam giáp ranh tỉnh Hòa Bình.

Quy mô diện tích quy hoạch theo đề xuất hơn 17 nghìn ha; quy mô dẫn số đến năm 2030 xấp xỉ 60 vạn, ngưỡng phát triển dân số tối đa 75 vạn người (đến năm 2030). Trong báo cáo, tư vấn cũng đề xuát tính chất, chức năng đô thị; các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản, các chỉ tiêu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật...

Góp ý cho tư vấn, đại diện các Bộ ngành có cùng nhận định: đây là đô thị vệ tinh lớn nhất của Hà Nội, có đặc thù là quy mô dân số tương đương với đô thị loại I, và được xây dựng phát triển hoàn toàn mới chứ không phải trên nền một đô thị hiện hữu, nên các chỉ tiêu cũng như nội dung quy hoạch cần được nghiên cứu phù hợp; đặc biệt HUPI cần lưu ý trường hợp thuê tư vấn nước ngoài tham gia thực hiện quy hoạch chung xây dựng Vùng Thủ đô.

Phát biểu kết luận, Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn bày tỏ sự đồng thuận với các ý kiến của toàn Hội đồng, đề nghị tư vấn cần làm toát lên tính chất của đô thị Hòa Lạc – đô thị hiện đại, đô thị công nghệ cao, đô thị sinh thái nghỉ dưỡng thông qua việc tổ chức không gian, tạo mối liên kết với các trục giao thông, với khu du lịch Đồng Mô… Thứ trưởng cũng lưu ý tư vấn tập hợp đầy đủ ý kiến của Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Giáo dục Đào tạo, trường Đại học Quốc gia, hoàn chỉnh hồ sơ với đầy đủ tờ trình và dự thảo Quyết định trước ngày 15/1/2015, trên cơ sở đó Bộ Xây dựng sẽ có báo cáo thẩm định và UBND thành phố Hà Nội sẽ sớm trình Thủ tướng phê duyệt Nhiệm vụ.

                                                                                             Nguồn: Cổng thông tin Bộ Xây Dựng
                                                                                   Biên tập bởi Nguyễn Dung - Kenhtintucbds
Read more ...

Bất động sản năm 2014 đầy biến động, nhưng nó cũng "nóng" lên nhờ những phát ngôn

Thị trường bất động sản năm 2014 đã ghi nhận nhiều tín hiệu khởi sắc mới. Một năm đầy biến động trên thị trường bất động sản trong đó có không ít những phát ngôn từng làm ‘nóng’ thị trường trong năm qua.

Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam: Đừng nói giá nhà Việt Nam quá cao, chẳng qua là do lương người lao động quá thấp.

Thứ trưởng Bộ Xây Dựng Nguyễn Trần Nam - Kenhtintucbatdongsan.info
Thứ trưởng Bộ xây dựng Nguyễn Trần Nam


Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn Trần Nam tại buổi hội thảo “Kinh doanh bất động sản - Cơ hội và thách thức trong bối cảnh thị trường có dấu hiệu phục hồi” do Hiệp hội BĐS Việt Nam và trường Đại học Kinh tế quốc dân phối hợp tổ chức sáng 27/11.

Nhận định về thị trường bất động sản Thứ trưởng cho rằng: thị trường bất động sản đang trên đà hồi phục. Thứ trưởng dẫn chứng: “giao dịch tăng nhưng giá cơ bản ổn định, không tăng, cá vẫn có một số khu vực giá giảm, chỉ cá biệt có một số dự án tại khu vực vị trí đắc địa thì giá có nhích lên chút. Chứng tỏ giá cả tương đối phù hợp với sức mua của người dân, phù hợp với thị trường”.

Còn thực tế sức mua còn đang yếu, theo Thứ trưởng Nam, “đó là do lương của chúng ta còn quá thấp. Giá nhà ở tại Việt Nam không có tên trong tốp 20 quốc gia có giá nhà ở cao nhất thế giới. Trong khi đó, tại Đông Nam Á còn có Singapore, Indonesia. Châu Á thì có Trung Quốc, Nhật Bản. Việt Nam không nằm trong tốp 20 về giá nhà cao thì đừng nói là giá nhà cao”- Thứ trưởng nhấn mạnh.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM: “Giá bất động sản vẫn có thể giảm nữa”.

Giá bất động sản vẫn có thể giảm nữa, nếu như Nhà nước cắt bỏ được những chi phí bất hợp lý đối với các chủ đầu tư, doanh nghiệp bất động sản.
Đó là quan điểm của Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM Lê Hoàng Châu, khi nói về cơ hội tiếp cận, sở hữu căn hộ của số đông người dân, trong bối cảnh thị trường gần như đang ủng hộ người mua. 

  
ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch hiệp hội Bất động sản TPHCM
Chủ tịch hiệp hội Bất động sản TPHCM - ông Lê Hoàng Châu

Trao đổi trên VnEconomy, ông Châu cho rằng: Cơ cấu giá thành bất động sản hiện nay là bất hợp lý vì do các cơ chế, chính sách điều chỉnh nó.

Trong Luật Đất đai 2013 có quy định các chủ dự án bất động sản sử dụng đất phải ký quỹ lên tới 30%, đã khiến cho một lượng tiền lớn bị “chôn” vào tài khoản của Nhà nước, trong khi doanh nghiệp không được sử dụng, sẽ khiến cho giá bất động sản ngày càng tăng.

Và cuối cùng người mua bất động sản là đối tượng phải gánh chịu sự bất hợp lý này.
Giá bất động sản có những yếu tố bất lợi, bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng doanh nghiệp phải mua theo giá thị trường, phải nộp tiền sử dụng đất, chi phí vốn… những gánh nặng này thực tế người tiêu dùng phải chịu. Giá bất động sản có thể giảm nữa, nếu chúng ta cắt bỏ được những chi phí bất hợp lý này.

Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch (TP. Hồ Chí Minh): “Bất động sản không phải là cháo”
 
Sáng 24/10, góp với với dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), đại biểu Trần Du Lịch (Đại biểu TP.HCM) cho rằng: quy định về xác lập quyền sở hữu nhà ở - điều 13 (Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở - PV) - là vấn đề sống còn.


Ông Trần Du Lịch - Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch TP.HCM
Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch TP.HCM - Ông Trần Du Lịch

Theo khoản 1, điều 13, "Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở được quy định như sau: Trường hợp mua bán nhà ở mà không thuộc diện quy định tại khoản 3 Điều này và trường hợp thuê mua nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm bên mua, bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, thuê mua nhà ở..." Quy định như thế này là chúng ta quan điểm: tiền trao rồi, nhà nhận rồi là xong, một kiểu “tiền trao cháo múc”!

"Tôi xin thưa Quốc hội, bất động sản không phải là “cháo”, nó là tài sản cực kỳ đặc biệt. Từ thời kỳ cổ đại La Mã cho tới thời Napoléon, cho tới thời điểm này của đất nước ta, việc chiếm hữu bất động sản không được ghi nhận là sở hữu; mà quyền sở hữu chỉ được nhà nước xác lập về pháp lý khi anh đăng ký với nhà nước và nộp phí mang tính bắt buộc, ta gọi là phí trước bạ”, đại biểu Trần Du Lịch nói.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương – Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật: Được gợi ý nộp 8 triệu đồng để làm phí bôi trơn khi cấp sổ đỏ
 
Ý kiến trên được đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nêu tại phiên chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên & Môi trường Nguyễn Minh Quang sáng 29/9.

Ông Nguyễn Sỹ Cương – Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương – Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật
Vị đại biểu này cho biết cho biết, không chỉ tiêu cực đến mức “cấp sổ đỏ cho người chết”, việc cấp sổ đỏ thời gian qua ở Hà Nội rất chậm trễ, có biểu hiện tiêu cực, những nhiễu.

“Người dân cho biết, họ được gợi ý phải nộp phí bôi trơn 8 triệu đồng, ai nộp thì được cấp sổ ngay, còn ai không nộp thì tiếp tục phải chờ đợi không biết đến bao giờ. Người dân nghi ngờ có đường dây tiêu cực giữa chủ đầu tư với cơ qua chức năng? Trách nhiệm của Bộ là gì?” – Đại biểu Cương chất vấn.


                                                                                                                     (Nguồn: Cafef)
                                                                          Biên tập bởi Nguyễn Dung - Kenhtintucbds

Read more ...