Begin typing your search above and press return to search. Press Esc to cancel.

Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tức bất động sản Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tức bất động sản Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi





Uỷ Ban Nhân Dân (UBND) tỉnh Quảng Ngãi vừa có Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh mở rộng Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp (KCN) VSIP Quảng Ngãi, giai đoạn 1. Theo đó, điều chỉnh diện tích giai đoạn 1 tăng từ 458ha lên 660ha.

Khu công nghiệp VSIP - kenhtintucbatdongsan.info
Khu công nghiệp VSIP mở rộng quy hoạch  lên 660 ha

Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi có giới cận: Phía đông giáp kênh B10 và núi Hương xã Tịnh Phong; tây giáp kênh B81; nam giáp Tỉnh lộ 622C và Khu công nghiệp Tịnh Phong và phía bắc giáp tuyến đường nối từ đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đi cảng Dung Quất II.
Khu công nghiệp VISIP được quy hoạch gồm các khu chức năng như: Khu trung tâm điều hành, khu sản xuất và không gian cây xanh trong KCN. Khu trung tâm điều hành được xây dựng tập trung, bố trí các công trình có hình thức kiến trúc đẹp và hiện đại, hài hoà với tổng thể kiến trúc cảnh quan, giữ vai trò là không gian trung tâm chính của cả KCN.

Không gian kiến trúc của khu sản xuất được tổ chức đa dạng, phù hợp với chức năng sử dụng của từng nhà máy, xí nghiệp nhưng có phối kết thống nhất về mặt kiến trúc, các nhà máy được tổ chức theo nhiều hình thức từ thấp tầng đến cao tầng; riêng các nhà máy sản xuất công nghiệp nhẹ cao tầng, có thể được bố trí gần trung tâm KCN.

Quy mô định hướng phát triển toàn bộ Dự án VSIP Quảng Ngãi khoảng 1.227 ha. Địa điểm thực hiện dự án thuộc xã Tịnh Phong và Tịnh Thọ (Sơn Tịnh). Với quy mô về diện tích của VSIP, thì sẽ có khoảng 1.227ha đất ruộng, đất ở, đất vườn nông thôn sẽ chuyển sang đất dành cho phát triển công nghiệp và đô thị. Đây là sự chuyển dịch một diện tích khá lớn từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển công nghiệp – đô thị ở một vùng quê được xem là thuần nông này.

                                                                    Nguồn: Báo Quảng Ngãi
                                 Biên tập lại bởi Nguyễn Dung - Kenhtintucbds
Read more ...

13 ngân hàng được tham gia gói cho vay hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ




Ngân hàng Nhà nước vừa có các văn bản đồng ý cho 8 ngân hàng thương mại được phép tham gia chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở gói 30.000 tỷ theo Nghị quyết 02/NQ-CP và Nghị quyết 61/NQ-CP của Chính phủ.


8 Ngân hàng thương mại nữa tham gia cho vay hỗ trợ nhà ở - kenhtitucbatdonsan.info
Ảnh minh họa

Đó là các ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt (BaoViet Bank), Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank), Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (OCB), Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), và Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeABank).

Đây là 8 ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được tham gia vào chương trình này bên cạnh 5 ngân hàng thương mại Nhà nước trước đó, bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển (BIDV) và Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB).

                                                                                                                   Nguồn: Cafeland
                                                           Biên tập lại bởi Nguyễn Dung - Kenhtintucbatdongsan
Read more ...

Hàng loạt dự án “nổ” của Housing Group sẽ đi về đâu khi bà Châu Thị Thu Nga bị bắt?




Bà Châu Thị Thu Nga - Bà chủ Housing Group
Bà Châu Thị Thu Nga - Bà chủ Housing Group

Bà Châu Thị Thu Nga và những người liên quan đã thu tiền góp vốn của các nhà đầu tư khi dự án B5 Cầu Diễn chưa được cấp phép, dẫn đến mất khả năng thanh toán khoảng 300 tỷ đồng.
Bà Châu Thị Thu Nga, một doanh nhân có tiếng kinh doanh bất động sản tại Hà Nội, đồng thời cũng là đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, vừa bị bắt tạm giam về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thông tin ban đầu được cho là bà Châu Thị Thu Nga và những người liên quan đã thu tiền góp vốn của các nhà đâu tư khi dự án B5 Cầu Diễn chưa được cấp phép, dẫn đến mất khả năng thanh toán khoảng 300 tỷ đồng. Trước đó, Cơ quan điều tra cũng đã bắt nguyên Tổng Giám đốc dự án này.
Bà Châu Thị Thu Nga, được biết đến như một đại gia bất động sản khi thị trường còn “sốt nóng” với hàng loạt dự án do Housing Group mà bà Nga là chủ tịch HĐQT đầu tư trên địa bàn TP Hà Nội. Cho đến nay, sau nhiều năm các dự án này vẫn chỉ là những dự án “nổ” trong khi hằng trăm tỷ đồng bà Nga và những người liên quan đã thu tiền góp vốn từ khách hàng, nhà đầu tư. Điển hình là B5 Cầu Diễn, Dự án Phú Thượng, Dự án Thượng Đình Plaza…

B5 Cầu Diễn và thế “tiến thoái lưỡng nan” của người góp vốn

Dự án B5 Cầu Diễn (Từ Liêm, Hà Nội) là dự án liên doanh giữa 2 đơn vị là Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội và Công ty CP Tập đoàn Đầu tư nhà đất Housing (Housing Group). Trong đó, tỷ lệ góp vốn Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội là quyền sử dụng đất chiếm 40%, Tập đoàn Housing là 60% góp bằng tiền mặt để thực hiện dự án.


Dự án B5 Cầu Diễn
Dự án B5 Cầu Diễn

Năm 2010-2011, dự án B5 Cầu Diễn rất “hot” trên thị trường với giá giao dịch khoảng 10-15 triệu đồng/m2.

Với những lời giới thiệu hấp dẫn về dự án như nằm trong tổng thể quy hoạch Khu đô thị Thành phố Giao lưu nằm trên mặt đường Hoàng Quốc Việt (kéo dài), được thiết kế với 6 tòa nhà hiện đại, trên 40 tầng với số lượng gần 2.000 căn hộ… đã khiến nhiều khách hàng “dốc hầu bao” góp vốn. Khi đó đã có hàng trăm nhà đầu tư lao vào góp vốn với tỷ lệ 30% với giá trị đóng khoảng 450-600 triệu đồng tùy từng căn.

Tuy nhiên, khi tìm hiểu được biết Dự án B5 Cầu Diễn trước đây là khu đất có ký hiệu CT5 thuộc dự án KĐT Thành phố giao lưu, được xây dựng công trình khu nhà ở tái định cư CT1 và CT5 do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, khu CT1 đã xây dựng. Sau đó, UBND TP. Hà Nội phê duyệt điều chỉnh giao lại cho Liên danh Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Nông lâm nghiệp và Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Nhà đất là chủ đầu tư.

Diện tích đất sử dụng cho dự án là 23.352m2, quy mô 3 toà chung cư cao 21 tầng và 36 nhà vườn. Tổng mức đầu tư là 279,3 tỷ đồng. Sản phẩm kinh doanh được phân chia theo tỷ lệ hợp tác.

Tuy nhiên, sau nhiều năm góp vốn, dự án vẫn chỉ là bãi đất trống, cỏ mọc. Sau đó, nhiều cuộc gặp giữa khác hàng và Housing Group đã diễn ra, nhiều khách hàng muốn rút vốn khỏi dự án nhưng đều “tiến thoái lưỡng nan”, và đều nhận được những lời hứa suông của bà Nga.

Dự án Phú Thượng –Tây Hồ

Dự án này được giới thiệu là 1 tòa nhà chung cư 12 tầng, tổng diện tích sàn là 9.232,8m2 và khu nhà thấp tầng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, tuy nhiên, khi xây đến tầng 1 của tòa nhà thì dự án đã chìm trong tình trạng “đắp chiếu”.


Dự án Khu nhà ở kinh doanh ở Phú Thượng
Dự án Khu nhà ở kinh doanh ở Phú Thượng



Dự án được khởi công từ 2009, nhiều khách hàng đã ký hợp đồng mua và đóng tới 60% giá trị căn hộ, có khách hàng đã nộp nhiều hơn. Tuy nhiên, sau 7 năm đóng tiền cho Housing Group để kỳ vọng có được ngôi nhà mơ ước thì giờ đây khách hàng đã “ngã ngửa” khi được biết dự án bị “bỏ hoang” lâu nay, sắt thép hoen gỉ. Dự án không hẹn ngày hoàn thiện.

Dự án Phú Thượng Tây Hồ chỉ là mớ sắt vụn
Sau 7 năm đóng tiền khách hàng mới biết dự án bị “bỏ hoang” sắt thép hoen gỉ



Trong nhiều năm nay, rất nhiều lần các khách hàng mua căn hộ ở dự án này đã kéo nhau tới trụ sở Housing Group để khiếu nại, đến công trình dự án căng băng rôn đòi quyền lợi nhưng đều bị từ chối.

Thượng Đình Plaza


Chung cư cao cấp Thượng Đình Plaza
Chung cư cao cấp Thượng Đình Plaza

Những năm 2010, Thượng Đình Plaza cũng nổi lên như một dự án “hot” trên thị trường bởi dự án này được Housing Group quảng bá là một Tổ hợp thương mại cao cấp, căn hộ sang trọng, lại được đầu tư xây dựng trên khu đất số 132 Nguyễn Trãi (Thanh Xuân,Hà Nội) là vị trí đắc địa của thủ đô Hà Nội nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông huyết mạch… Thời gian thực hiện dự án bắt đầu từ quý 1/2012, dự kiến bàn giao nhà quý 4/2015.


Từ tầng 8 đến tầng 28, được các căn hộ cao cấp có diện tích từ 78m2 đến 132 m2. Đặc biệt từ tầng 29 đến tầng 30 là các căn hộ penhouse thông 2 tầng với diện tích từ 211 m2 đến 250m2.

Theo tìm hiểu, thông qua Công ty CP Quỹ đầu tư bất động sản VPREIT và CTCP Tư vấn và giải pháp doanh nghiệp (gọi tắt là Cty MC&BS) chủ đầu tư đã huy động vốn triển khai dự án từ năm 2010.

Theo thỏa thuận, hợp đồng cho vay giữa khách hàng với VPREIT chỉ kéo dài 18 tháng, nhiều khách hàng đã cho vay tới gần 1 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến cuối 2013 đã quá thời hạn thỏa thuận nhưng chủ dự án vẫn không thể chuyển đổi hợp đồng vay vốn sang hợp đồng mua bán nhà, cũng như không thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nhiều nhà đầu tư, khách hàng đã nghi ngờ năng lực của chủ đầu tư, và đặt ra câu hỏi tiền huy động của khách hàng đã được các bên huy động cùng chủ đầu tư mang đi đâu? Tại sao dự án không được thực hiện? Trong khi, đã nhiều lần khách hàng yêu cầu rút vốn nhưng không được giải quyết.

Điểm đáng chú ý ở dự án này, đó là hợp đồng vay giữa VPReit và khách hàng do ông Phan Thành Mai làm Tổng Giám đốc ký năm 2010. Ông Phan Thành Mai cũng đã bị bắt tạm giam khi đang giữ chức Tổng Giám đốc Ngân hàng Xây dựng Việt Nam hồi tháng 7 năm 2014.

Vụ việc bà Châu Thị Thu Nga bị bắt tạm giam phục vụ công tác điều tra vào tối 7/1/2015, khiến nhiều dự án bất động sản của Housing Group vốn dĩ đã lỗi hẹn khách hàng từ lâu, nay tương lai lại thêm mù mịt.

                                                                                                       

  Nguồn: Cafef
                                                        Biên tập lại bởi Nguyễn Dung - Kenhtintucbatdongsan
Read more ...

Bà Châu Thị Thu Nga - Chủ tịch Housing Group bị bắt, khách hàng lo mất tiền đã góp vào dự án B5 Cầu Diễn



Bà Châu Thị Thu Nga đã bị bắt vì bị tố cáo lừa đảo tài sản
Bà Châu Thị Thu Nga đã bị bắt vì bị tố cáo lừa đảo tài sản



Sau khi bà Châu Thị Thu Nga, Đại biểu Quốc hội khóa 13, Chủ tịch Công ty Housing Group bị cơ quan công an bắt tạm giam, không ít khách hàng trót đổ tiền vào dự án B5 Cầu Diễn lo mất số tiền đã nộp mua nhà.
Sau khi bà Châu Thị Thu Nga bị bắt, điều chúng tôi lo lắng nhất là tiền đã góp vào dự án B5 Cầu Diễn có được trả lại không? Trả như thế nào? Nếu có nhà đầu tư khác vào xây dựng thành công dự án này thì quyền lợi mua căn hộ của khách hàng như chúng tôi sẽ được đảm bảo ra sao...? Đây là câu hỏi rất nhiều khách hàng góp vốn vào dự án B5 Cầu Diễn đặt ra khi phản ánh với PV sau khi báo chí thông tin Đại biểu Quốc hội của Đoàn Hà Nội, bà Châu Thị Thu Nga bị bắt tạm giam.

Khách hàng lo mất tiền đã góp vào dự án B5 Cầu Diễn
Khách hàng lo mất tiền đã góp vào dự án B5 Cầu Diễn


Một số khách hàng cho hay, thời điểm họ xem xét ký hợp đồng góp vốn mua căn hộ tại dự án B5 Cầu Diễn, Công ty Housing Group quảng bá dự án này có tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng, gồm 6 tổ hợp chung cư cao trên 40 tầng, với gần 2.000 căn hộ, thủ tục pháp lý đã hoàn tất đầy đủ.


Phối cảnh dự án B5 Cầu Diễn
Phối cảnh dự án B5 Cầu Diễn


Đây là dự án liên danh giữa Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội do ông Nguyễn Văn Tuẫn là Chủ tịch HĐQT và Công ty CP Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất (Housing Group) do bà Châu Thị Thu Nga làm Chủ tịch HĐQT. Tỷ lệ góp vốn của 2 đơn vị là 40% - 60%, Housing Group góp bằng tiền còn đơn vị do ông Tuẫn đứng đầu góp bằng đất xây dựng án.

Với chiêu thỏa thuận góp vốn cho dự án khoảng trên 30% giá trị căn hộ, khách hàng sẽ được quyền mua căn hộ với giá từ 10 - 15 triệu đồng/m2, không ít người đã nộp cho chủ đầu tư khoản tiền từ 400 - 700 triệu đồng, tùy diện tích căn hộ. Housing Group của bà Châu Thị Thu Nga đã huy động hàng trăm tỉ đồng từ khách hàng, nhưng không đầu tư vào dự án.

Chị Nguyễn Thu Trang (28 tuổi), quê ở Sơn La cho hay, gia đình chị đã nộp 700 triệu đồng cho chủ đầu tư dự án B5 Cầu Diễn từ năm 2011 để mua căn hộ tại dự án này. Bên cạnh đó, để giành được quyền mua nhà, gia đình chị còn phải chi khoản lót tay lên đến 200 triệu đồng. Chị Trang còn cho hay ngoài gia đình chị, có gần 10 người khác cũng ở Sơn La đã nộp cho chủ đầu tư khoản tiền lớn với danh nghĩa Hợp đồng góp vốn vào dự án B5 Cầu Diễn.

“Sau khi nộp tiền, bẵng đi hơn 1 năm, đầu năm 2012, không thấy chủ đầu tư đả động gì, gia đình tôi chủ động liên hệ với Công ty Housing Group thì được nhân viên công ty này trả lời qua loa cứ yên tâm, dự án sẽ được xây dựng và giao nhà cho khách hàng đúng hẹn. Sau này mới biết, bà Nga cũng hứa với nhiều khách hàng khác là cuối năm 2013 sẽ ký hợp đồng mua bán khi dự án xây xong móng. Và đến 2015 sẽ giao nhà cho khách hàng”, chị Trang cho biết.

Sau khi biết bị lừa, gia đình chị Trang đã làm đơn gửi Công ty Housing Group đòi rút vốn và gửi đến Công an huyện Từ Liêm (cũ) nhưng không được giải quyết.

Anh Trần Trọng Nam, (36 tuổi), một khách hàng khác góp vốn vào dự án B5 Cầu Diễn cho biết đã nộp 600 triệu đồng để mua căn hộ hơn 100 m2 tại dự án này. Không thấy dự án triển khai, anh Nam đã nhiều lần đến trụ sở Công ty Housing Group tại Km19, đại lộ Thăng Long, khu công nghiệp huyện Thạch Thất - Quốc Oai, Hà Nội để tìm bà Nga, nhưng đều không gặp được.

Cũng trong tình trạng rút vốn không được từ năm 2013, bà Nguyễn Minh Ngọc (46 tuổi) ở Hà Nội cho biết, đã nộp cho Housing Group gần 400 triệu đồng để mua căn hộ rộng 70 m2 tại dự án B5 Cầu Diễn. “Cả hai lãnh đạo của hai đơn vị liên danh xây dựng dự án đều bị bắt, chúng tôi rất mong cơ quan chức năng có phương án đảm bảo quyền lợi cho khách hàng góp vốn vào dự án B5 Cầu Diễn”, bà Ngọc nói.

Luật sư Bùi Quang Hưng, Trưởng văn phòng luật BQH, thuộc Đoàn luật sư Hà Nội cho hay, trường hợp của khách hàng góp vốn vào dự án B5 Cầu Diễn là những bị hại của một vụ án hình sự, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Để thu hồi tài sản của mình, khách hàng cần phải làm đơn gửi các cơ quan chức năng để khi truy thu được từ các tài sản của bà Nga, sẽ trả lại. Trường hợp trả lại không đủ số tiền đã góp vào thì khách hàng góp vốn sẽ phải chịu thiệt.

                                                                                                           
Nguồn: Báo Thanh Niên
                                                                          Biên tập lại bởi Nguyễn Dung - Kenhtintucbds
Read more ...

Vi phạm thủ tục cấp sổ đỏ: 3 cán bộ UBND quận Từ Liêm đã bị đình chỉ




UBND quận Nam Từ Liêm đã đình chỉ công tác 3 cán bộ phòng Tài nguyên - Môi trường liên quan đến vụ bôi trơn làm sổ đỏ.


Ông Nguyễn Trường Sơn - Phó chủ tịch quận Nam Từ Liêm
Ông Nguyễn Trường Sơn - Phó chủ tịch quận Nam Từ Liêm

Tại buổi giao ban báo chí do Thành ủy Hà Nội ngày 6/1, ông Nguyễn Trường Sơn - Phó chủ tịch quận Nam Từ Liêm đã thông báo về kết quả xử lý vụ yêu cầu nộp phí “bôi trơn” để làm sổ đỏ tại Dự án Khu đô thị nhà ở để bán tại phương Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm).

“Ngay trong quá trình thanh tra, khi mới nhận được thông tin, có dấu hiệu chứ chưa có kết luận chính thức, UBND quận Nam Từ Liêm đã đình chỉ công tác 3 cán bộ phòng Tài nguyên - Môi trường (TN&MT)” - ông Sơn cho hay.

Tiếp đó, sau khi có kết luận Thanh tra có dấu hiệu thu tiền để làm sổ đỏ, thực hiện chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, quận Nam Từ Liêm đã làm rõ trách nhiệm, xử lý kỷ luật cán bộ vi phạm.
Hội đồng kỷ luật làm rõ trách nhiệm xử lý vi phạm của 3 cán bộ để chậm trễ trong việc cấp sổ đỏ tới 19 ngày (khiển trách 2 cán bộ, kiểm điểm rút kinh nghiệm 1 cán bộ của Phòng TN&MT).

Đồng thời, quận đã phối hợp cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ các dấu hiệu tiêu cực, xử lý theo quy định cửa pháp luật. Thông tin ban đầu chưa có dấu hiệu vi phạm tại quận Nam Từ Liêm, nhưng vẫn phải chờ kết luận điều tra chính thức của cơ quan công an.

Có bôi trơn nhưng chưa lến đến Sở

Trước đó, ngay sau khi Đại Biểu Quốc Hội Nguyễn Sỹ Cương cho biết có “bôi trơn” 8 triệu đồng làm sổ đỏ ở khu đô thị Mễ Trì Thượng, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị yêu cầu thành phố chỉ đạo xác minh làm rõ việc “bôi trơn”. Nếu có thì ở đâu và xử lý như thế nào cho rõ ràng, công khai.


 Thanh tra công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà  tại dự án thuộc 2 quận Nam Từ Liêm, Thanh Xuân
 Thanh tra công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
tại dự án thuộc 2 quận Nam Từ Liêm, Thanh Xuân

Sau đó, theo kết quả thanh tra thông tin "bôi trơn" sổ đỏ của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho biết có dấu hiệu phổ biến cho một số hộ dân nộp tiền làm sổ đỏ nhanh. Hà Nội sẽ chuyển hồ sơ sang công an để tiếp tục làm rõ sự việc.

Cụ thể kết quả thanh tra công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà tại dự án thuộc 2 quận Nam Từ Liêm, Thanh Xuân dựa trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội Nguyễn Sĩ Cương đưa ra trước đó.

Theo đó, qua điều tra lấy ý kiến của các hộ dân, UBND thành phố Hà Nội cho biết, có 9/85 hộ dân tại dự án được gửi phiếu khẳng định việc nhân viên của chủ đầu tư có phổ biến cho các hộ dân khi nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở phải nộp tiền, cụ thể là 8 triệu đồng tại khu Mễ Trì và 5 triệu đồng dự án HAPULICO để nhận sổ đỏ nhanh.

“Qua đối thoại giữa 9 hộ dân tại dự án Khu nhà ở để bán phường Mễ Trì và 2 hộ dân tại dự án HAPULICO với nhân viên của chủ đầu tư dự án, có sự chứng kiến của Đoàn thanh tra và đại diện chủ đầu tư, các hộ dân khẳng định nhân viên của chủ đầu tư có phổ biến nộp tiền để làm sổ đỏ nhanh và đã thu tiền của các hộ dân (không có chứng từ thu tiền), chỉ có 1 hộ dân trong số 9 hộ không nộp tiền”, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khánh cho hay.

Từ kết quả xác minh và đối thoại trên, ông Vũ Hồng Khanh khẳng định, có dấu hiệu của việc nhân viên của hai công ty phổ biến cho một số hộ dân “nộp tiền làm sổ đỏ nhanh” tại dự án Khu nhà ở để bán tại phường Mễ Trì và dự án Khu trung tâm thương mại, văn phòng và nhà ở cao cấp HAPULICO.

Về nội dung phản ánh việc chậm trễ trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà kết quả thanh tra cũng xác nhận tại hai dự án trên là đúng thực tế.

Hiện lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu chuyển toàn bộ hồ sơ, ý kiến của người dân đến Công an Thành phố để tiếp tục điều tra các tiêu cực, xử lý các các cá nhân theo quy định.

Về ý kiến nghi ngờ có “đường dây làm sổ đỏ từ cơ sở lên Sở Tài nguyên và Môi trường”, trong quá trình thanh tra thu thập tài liệu và đối thoại với các hộ dân, Thanh tra thành phố chưa có tài liệu làm căn cứ để kết luận việc có "đường dây" làm sổ đỏ, vì vậy các ý kiến là chưa có cơ sở.

                                                                                                                 
  Nguồn: Báo đất việt
                                                                Biên tập lại bởi Nguyễn Dung - kenhtintucbatdongsan
Read more ...

Bộ trưởng Đinh La Thăng đã quyết định dừng triển khai xây dựng cầu vượt Quốc lộ 1 và đoạn nối Quốc lộ 8B




Đánh giá việc xây dựng cầu vượt tại nút giao khác mức giữa Quốc lộ 1 (QL1) (Km468+450) và đoạn nối Quốc lộ 8B (QL8B) cũ tỉnh Hà Tỉnh chưa thực sự cấp thiết, tại cuộc họp chiều nay (6/1), Bộ trưởng Đinh La Thăng quyết định dừng triển khai xây dựng hạng mục này.



Dừng triển khai xây dựng hạng mục nút giao QL1 và đoạn nối QL8B
Dừng triển khai hạng mục nút giao QL1 và đoạn nối QL8B


Theo ông Lê Văn Ký - Giám đốc Công ty CP Tư vấn thiết kế cầu lớn hầm (Tổng cônng ty TVTK GTVT – TEDI), trong quá trình lập dự án đầu tư, đơn vị đã nghiên cứu hai phương án xây dựng cầu vượt tại nút giao này. Phương án 1 (QL1 mới vượt QL1A cũ) sẽ xây dựng cầu vượt trực thông dọc theo QL1 mới (cầu Bến Thủy II-QL8B cũ) với chi phí xây dựng khoảng 125 tỷ đồng. Theo phương án này, các phương tiện theo hướng QL1 mới khi qua nút sẽ được tổ chức lên cầu vượt, còn các hướng giao thông khác sẽ được tổ chức dưới cầu.

Trong khi đó, với phương án 2 (QL1A cũ vượt QL1 mới), xây dựng cầu vượt trực thông dọc theo QL1 cũ với chi phí xây dựng khoảng 140 tỷ đồng. Theo phương án này,các phương tiện theo chiều cầu Bến Thủy 1 – TX.Hồng Lĩnh và ngược lại trên QL1A cũ khi qua nút sẽ được tổ chức lên cầu vượt, các hướng giao thông còn lại sẽ được tổ chức dưới cầu.

“Sau khi nghiên cứu, tính toán chi tiết và được các cơ quan thẩm định cho ý kiến, chúng tôi đề xuất lựa chọn phương án 1 để đảm bảo kinh tế và tổ chức giao thông một cách thuận lợi nhất”, ông Ký cho biết.

Bác bỏ kiến nghị của đơn vị tư vấn thiết kế, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định, nút giao này chưa thực sự cấp thiết phải đầu tư xây dựng.  Lý giải cho quyết định trên, Bộ trưởng Thăng cho biết: “Hiện nay, trên QL1 còn rất nhiều các nút giao kiểu này. Trong khi chúng ta đang có dự án làm đường cao tốc Bắc - Nam, nếu nút giao nào cũng phải xây dựng cầu vượt sẽ rất lãng phí và không có vốn để đầu tư vào các dự án khác mang tính cấp bách và thiết thực hơn”.


Nút giao quốc lộ 1 và đoạn nối quốc lộ 8B
Nút giao quốc lộ 1 và đoạn nối quốc lộ 8B

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Đinh La Thăng chỉ đạo thành lập một tổ công tác do Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng làm Tổ trưởng tiến hành rà soát lại toàn bộ trên tuyến QL1 từ Hà Nội đến Cần Thơ xem còn bao nhiêu nút giao cần phải xây dựng cầu vượt. “Trong quý I/2015, tổ công tác phải có báo cáo tổng thể về việc này. Qua đây, tôi đề nghị tạm dừng xây dựng nút giao trên. Hiện nay, còn rất nhiều đồng bào ở các vùng sâu, vùng  xa đang phải đi lại trong những điều kiện rất khó khăn, họ chỉ mong có một cây cầu treo để đi. Do đó, việc đầu tư xây dựng phải tính toán hết sức kỹ lưỡng và thận trọng để tiết kiệm, tránh lãng phí”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
  
                                                       Nguồn: Giao thông vận tải
                        Biên tập lại bởi Nguyễn Dung - kenhtintucbds
Read more ...

Xử lý phí trước bạ để đẩy nhanh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất





Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lập phương án xử lý thuế trước bạ phù hợp để đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.





Thúc đẩy xử lý phí trước bạ để đảy nhanh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Kenhtintucbatdongsan.info
Ảnh minh họa



Đáng chú ý trong bản nghị quyết này có nội dung liên quan đến vấn đề cấp sổ đỏ gần đây đang được nhiều người quan tâm.



Thời gian gần đây, phát sinh một số vấn đề liên quan việc phí “bôi trơn” để cấp sổ đỏ đã gây không ít tranh cãi trong dư luận. Tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cuối tháng 9 vừa qua, đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương có nêu việc ông nhận được nhiều đơn thư của người dân ở Khu đô thị Mễ Trì Thượng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội tố cáo việc phải "bôi trơn" 8 triệu đồng/hộ để được cấp "sổ đỏ".



Nhân việc này, UBND thành phố đã rà soát, chấn chỉnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm tháo gỡ ngay những vướng mắc, khó khăn về các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, không để có kẽ hở cho tiêu cực.



Việc mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, theo đó sẽ phạt tiền lên đến 1 tỷ nếu chậm làm thủ tục cấp sổ đỏ đã làm yên lòng dư luận.



Tại Nghị quyết 01/NQ-CP lần này, Thủ tướng chính phủ đã yêu cầu Bộ tài nguyên môi trường nghiên cứu đề xuất phương án xử lý phù hợp về phí trước bạ nhà đất để đẩy nhanh xử lý việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.



Điều 7, Nghị định số 45/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ quy định mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%) đối với nhà, đất là 0,5%. Mức thu này tính trên giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành nên tương đối phù hợp với khả năng đóng góp của người dân. Vì vậy, việc thông qua Bảng giá đất các tỉnh thành để xử lý phù hợp về phí trước bạ nhà đất nhằm đẩy nhanh việc xử lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là điều cấp thiệt hiện nay.



Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu tổ chức triển khai có hiệu quả Nghị quyết 43/NQ-CP của Chính phủ về một số nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính trong hình thành và thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất đai để cải thiện môi trường kinh doanh.



Ngày 3/1/2015, Thủ tướng chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015.



                                                                     Nguồn: Infonet


                   Biên tập lại bởi Nguyễn Dung - Kenhtintucbds







Read more ...

Nhiều trung tâm thương mại lớn tại Hà Nội đóng cửa



Mặc dù mới được đưa vào hoạt động nhưng nhiều trung tâm thương mại lớn tại Hà Nội như Grand Plaza, Trung tâm Thương mại Hàng Da, …đã nhanh chóng phải đóng cửa, tái cơ cấu hoặc chuyển đổi mô hình hoạt động do ế khách.

Theo báo cáo của các đơn vị tư vấn, câu chuyện đầu tư trung tâm thương mại của các đại gia bất động sản xem ra thất bại thảm hại khi lần lượt nhiều trung tâm phải đóng cửa vì ế khách.

Đầu tiên, trung tâm Thương mại Hàng Da Galleria (chợ Hàng Da cũ) chính thức đóng cửa vì vắng khách thuê với lời thông báo "tái cấu trúc để nâng cấp, sửa chữa mới trung tâm thương mại theo mô hình mới". Ngoài ra, 3 siêu thị điện máy tại Ba Đình, Hà Đông và Đống Đa phải đóng cửa.



Trung tâm thương mại Hàng Da


Trung tâm thương mại Grand Plaza (Trần Duy Hưng, Hà Nội) từng được ví như thiên đường mua sắm của Hà Nội, sau 2 năm hoạt động, Grand Plaza phải đóng cửa vì ế ẩm, chủ đầu tư và khách thuê không thống nhất được giá và các loại phí dịch vụ. 

Trung tâm thương mại Mipec Mall cũng vừa tái cơ cấu lần 2 khi cho nhà bán lẻ Lotte Mart (Hàn Quốc) thuê toàn bộ diện tích 4 sàn thương mại (khoảng 20.000m2) của trung tâm thương mại Mipec Mall (Pico Mall trước đây).

Cũng là một TTTM lớn, với diện tích lên đến 30.000 m2, lại nằm tại vị trí thuận lợi của Hà Nội, gần kề với Parkson Thái Hà, TTTM Picomall có nhiều điều kiện để trở thành một trung tâm mua sắm, giải trí bậc nhất tại Hà Nội. Sau gần 1 năm khai trương, Picomall còn không ít gian hàng trống.

Mới đây nhất, Trung tâm thương mại Parkson Keangnam Land Mark Tower (Phạm Hùng, Từ Liêm) cũng đóng cửa tạm thời ngay những ngày đầu năm mới 2015. Hàng trăm hộ kinh doanh bất ngờ khi bị đẩy ra đường.

Lý giải nguyên nhân đóng cửa trung tâm thương mại này, trong thông báo của Công ty TNHH Parkson Hà Nội do ông Tiang Chee Sung, Tổng Giám đốc ký cho rằng, kể từ khi mở cửa năm 2011, hoạt động kinh doanh của Parkson Landmark chưa một ngày đạt được doanh thu như kế hoạch đề ra.

"Chúng tôi rất tiếc khi phải thông báo đến quý đối tác rằng toàn bộ TTTM Parkson Landmark sẽ ngừng hoạt động kinh doanh ngay lập tức” báo cáo ghi rõ

Không chỉ các trung tâm thương mại đã đi vào hoạt động đóng cửa mà ngay cả những dự án chỉ mới trong giai đoạn “thai nghén” cũng đã bị chết yểu.  Như, dự án Ciputra Hanoi Mall trong khuôn viên Dự án Ciputra Hanoi (quận Tây Hồ). Khởi công từ cuối năm 2010, sau khi hoàn thành phần hầm móng, Dự án đã bỏ hoang cho đến nay. Đây là khu Trung tâm Thương mại có diện tích thiết kế lớn nhất Hà Nội (130.000 m2), do Tập đoàn Ciputra (Indonesia) làm chủ đầu tư…. 

Những năm trước, mặt bằng bán lẻ được coi là “gà đẻ trứng vàng” và được nhiều chủ đầu tư cả trong nước và nước ngoài giành giật thị phần phân khúc này trên thị trường khi “đổ xô” xây dựng các trung tâm thương mại. Bởi vì, họ đặt niềm tin vào thị trường bán lẻ tiềm năng ở Việt Nam sẽ phát triển trong tương lai gần.

Tuy nhiên, thời gian gần đây thị trường bán lẻ đang gặp rất nhiều khó khăn. Bằng chứng là một số dự án mặt bằng bán lẻ ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã phải đóng cửa vì không có khách thuê và sự “ra đi” của các thương hiệu bán lẻ lớn quốc tế và trong nước tại các trung tâm thương mại, vì kết quả kinh doanh không khả quan khi người tiêu dùng “thắt chặt hầu bao”. Kéo theo đó, công suất thuê mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội và TP HCM đều rất thấp.

Theo cảnh báo của công ty TNHH CBRE, tỷ lệ trống mặt bằng bán lẻ liên tiếp tăng trong các quý gần đây, chỉ số diện tích thực thuê mới bị âm phản ánh thực tế khách thuê không hài lòng với mức giá mà các trung tâm thương mại đang áp dụng, vốn không tương đồng với số lượng khách mua sắm mà những trung tâm này có thể thu hút được.

Các nhà bán lẻ đang di chuyển ra khỏi các trung tâm thương mại để tìm đến những mặt  bằng giá rẻ hơn. Loại hình cho thuê nhà phố thương mại vẫn chiếm lĩnh thị trường nhờ vào nguồn mặt bằng sẵn có và giá thuê thấp hơn. Sự hồi phục của nền kinh tế thường kéo theo thị trường bán lẻ khởi sắc, chìa khóa thành công hiện nay của chủ đầu tư là linh hoạt đáp ứng nhu cầu của nhà bán lẻ. 

                                                                         

Nguồn: vnmedia
                 Biên tập bởi Nguyễn Dung - Kenhtintucbatdongsan
Read more ...

Làm tốt công tác quản lý đất đai sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển



Đất đai luôn là vấn đề lớn, phức tạp và rất nhạy cảm đối với mỗi quốc gia. Tăng cường quản lý đất đai chính là một trong những yếu tố then chốt giúp tác động sâu rộng đến phát triển kinh tế-xã hội, ổn định chính trị của đất nước và đời sống của nhân dân.


Biệt thự Tây Nam Linh Đàm - Kenhtintucbatdongsan.info
Ảnh minh họa. 


Việc tăng cường quản lý đất đai trong bối cảnh phát triển thị trường bất động sản của Việt Nam hiện nay đang là một trong những giải pháp trọng tâm, nhằm tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước về đất đai và phát triển thị trường bất động sản.

Quản lý bằng pháp luật


Theo ông Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, hiện nay thị trường bất động sản đang có những biểu hiện phục hồi nhưng chưa rõ rệt. Cùng với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước, một lượng vốn mới đang được các doanh nghiệp thoái khỏi thị trường bất động sản.
 
T.s Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - Kenhtintucbatdongsan.info
Ông Trần Kim Chung
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Vì vậy, để thị trường bất động sản có thể phục hồi, cần có một luồng vốn thay thế bên cạnh các luồng vốn truyền thống như: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, kiều hối, tiền trong dân, tiền trong doanh nghiệp mới tham gia thị trường, tiền từ hệ thống ngân hàng, các luồng tiền phái sinh… Đó chính là luồng vốn nằm tiềm ẩn trong nguồn lực đất đai. Do vậy, rất cần có những thể chế kinh tế cũng như quản lý đất đai phù hợp để kích hoạt được nguồn vốn nội sinh từ đất đai.

Ông Chung cho rằng cùng với sự ra đời của Hiến pháp 2013, Luật Đất đai 2013, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản đang sửa đổi, một số yếu tố nội sinh sẽ được huy động cho thị trường bất động sản. Cùng với đó, công tác quản lý đất đai đi vào quy củ sẽ tạo ra một yếu tố hỗ trợ nguồn lực cho thị trường bất động sản.

Đối với Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực từ tháng 7/2014, ông Chung đánh giá Luật đã thể hiện đầy đủ quan điểm của Hiến pháp năm 2013. Với sự khẳng định về đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện và thống nhất quản lý, công tác quản lý đất đai tập trung chủ yếu vào việc quản lý quyền sử dụng đất.

Cũng như vậy, việc khẳng định thành phần kinh Nhà nước làm chủ đạo và có thu hồi đất cho phát triển kinh tế-xã hội, việc thu hồi, giao, cho thuê đất được vận hành theo hướng Nhà nước sẽ thu hồi, giao đất cho các chủ thể kinh tế và các chủ thể kinh tế chỉ có quyền sử dụng đất.

Tạo đòn bẩy cho thị trường bất động sản


Ông Trần Kim Chung nhận định, để thị trường bất động sản phát triển, tạo nguồn lực cho phát triển-xã hội cần quy trình hóa công tác quản lý đất đai một cách minh bạch, để không phát sinh những tranh chấp đất đai trong quá trình sử dụng. Đất đai phải được quản lý bởi Nhà nước và các bên liên quan. Bên cạnh đó, cũng cần có sự nhất thể hóa hệ thống quy hoạch, trong đó có quy hoạch sử dụng đất.

Cơ chế thu hồi, giao đất hiện nay vẫn tồn tại một số bất cập cần được hoàn thiện. Đặc biệt, vấn đề vốn hóa nguồn lực đất đai là một bước quan trọng trong quá trình quản lý đất đai.

Theo đó, từ khi xác lập được quyền sử dụng đất, đất đai phải được định giá, áp giá và đưa vào giao dịch trong xã hội dưới dạng tài sản.

Việc vốn hóa đất đai gắn liền với việc nghiên cứu về các chỉ số liên quan đến giá quyền sử dụng đất, giá bất động sản và thị trường bất động sản.

Đây là một trong những nội dung khó tách bạch giữa công việc chuyên biệt của quản lý đất đai, hay công việc chung của quản lý thị trường bất động sản.

Nhưng công việc này cần được triển khai càng sớm càng có lợi ích trong quản lý đất đai nói riêng và quản lý thị trường bất động sản nói chung.

Quản lý đất đai để phát triển thị trường bất động sản là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm từ nhiều bên liên quan. Làm tốt công tác quản lý đất đai sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển không chỉ ở lĩnh vực hành chính, mà còn đóng góp cả vấn đề kinh tế.

Việt Nam có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đất đai là sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện và thống nhất quản lý.

Các chủ thể chỉ có quyền sử dụng đất trong bối cảnh kinh tế Nhà nước làm chủ đạo và Nhà nước được thu hồi đất phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Nên cần nghiên cứu, tìm hiểu và rút ra những đặc thù của Việt Nam để có thể quản lý tốt hơn đất đai, phục vụ phát triển thị trường bất động sản.


Nguồn: Vietnamplus
Biên tập lại bởi Nguyễn Dung - Kenhtintucbatdongsan
Read more ...

Tổn hợp tin tức nổi bật trong tuần 1 tháng 1 năm 2015

Hà Nội chính thức áp dụng bảng giá đất mới

Bắt đầu từ 1-1-2015, Hà Nội sẽ chính thức áp dụng bảng giá các loại đất mới, theo đó, bảng giá này sẽ được áp dụng trong vòng 5 năm ( từ 1-1-2015 đến 31-12-2019).
 
Mức giá cao nhất trên địa bàn Hà Nội áp dụng cho đất ở là 162 triệu đồng/m2 - Kenhtintucbatdongsan.info
Mức giá cao nhất trên địa bàn Hà Nội áp dụng cho đất ở là 162 triệu đồng/m2
Theo Nghị quyết về bảng giá các loại đất trên địa bàn Hà Nội được HĐND TP. Hà Nội thông qua vào đầu tháng 12-2014, giá đất ở tối đa thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm (phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ) có mức giá cao nhất là 162 triệu đồng/m² (bằng khung giá tối đa Chính phủ quy định), mức thấp nhất được áp dụng tại địa bàn phường Dương Nội, quận Hà Đông (3,96 triệu đồng/m²); Đất ở tại các phường của thị xã Sơn Tây có giá cao nhất là 16,7 triệu đồng/m², thấp nhất là 1,26 triệu đồng/m².

Thị trường bất động sản 2015 sẽ xuất hiện nhiều siêu đại gia!

 Theo ông Nguyễn Văn Đực, thị trường bất động sản 2015 sẽ có 4 xu hướng nổi bật, trong đó đã và sẽ xuất hiện các siêu đại gia bất động sản, có nguồn vốn lớn, thế lực lớn và cho ra đời những dự án lớn với mức giá phải chăng.
 
Ông Nguyễn Văn Đực - Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành,
Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM
Năm 2014 sắp sửa khép lại, để độc giả có được cái nhìn khái quát nhất về bức tranh của thị trường bất động sản năm 2014 và các dự báo về thị trường bất động sản, PV đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Đực - Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM.

Ông Đực nhận định sẽ không có nhiều dự án mới trong năm 2015. Bởi hiện nay các dự án cũ đã chết rất nhiều, và những người muốn đầu tư sẽ chỉ đi tìm những dự án cũ để mua lại, sau đó tiếp tục xây dựng và bán hàng để thu lại tiền một cách nhanh chóng, chứ không ai khai thác thêm dự án mới rồi đợi vài năm sau mới xây xong để bán. Cho nên tôi cho rằng năm 2015 sẽ diễn ra tình trạng đầu tư trên xác các dự án chết, giống như kinh doanh kiểu "mì ăn liền".

Vùng Đông Nam Bộ sẽ có 4 khu, 5 điểm và 1 đô thị du lịch
 
Bản đồ quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ - Kenhtintucbatdongsan.info
Bản đồ quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với 4 khu du lịch quốc gia, 5 điểm du lịch quốc gia và 1 đô thị du lịch.

 Cụ thể, tập trung đầu tư phát triển 4 khu du lịch quốc gia gồm: Cần Giờ (TP.HCM), Long Hải - Phước Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu), Núi Bà Đen (Tây Ninh) và Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu)
 
Vũng Tàu là 1 trong 4 khu du lịch quốc gia vùng Đông Nam Bộ - Kenhtintucbatdongsan.info
Vũng Tàu là 1 trong 4 khu du lịch quốc gia vùng Đông Nam Bộ
Phát triển 5 điểm du lịch quốc gia, gồm: Củ Chi (TP.HCM), vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai), Hồ Trị An - Mã Đà (Đồng Nai), căn cứ Trung ương Cục miền Nam (Tây Ninh) và Tà Thiết (Bình Phước).

Nở rộ dịch vụ sửa nhà: Giá rẻ, tù mù chất lượng

Cuối năm là thời điểm nhiều chung cư bàn giao nhà cho khách hàng nên nhu cầu chỉnh trang nhà cửa tăng cao. Tại các khu chung cư, xuất hiện nhiều “đội quân” tư vấn, hỗ trợ khách hàng nhiệt tình. Dù giá rẻ nhưng chất lượng khó kiểm chứng.

Sửa chữa, tân trang lại căn hộ tại chung cư Kim Văn, Kim Lũ

 Chuẩn bị đến thời hạn bàn giao nhà nên tranh thủ cuối tuần được nghỉ, anh Trường Giang (quận Hoàng Mai, Hà Nội) sang khu nhà ở xã hội tại Đặng Xá (huyện Gia Lâm, Hà Nội) xem căn hộ mình mua. Đang ngẩn ngơ tìm đường lên căn hộ, anh Giang gặp một người đàn ông “lạ mặt” trong tòa nhà. Người đàn ông này dẫn thẳng anh Giang đến căn hộ và nhiệt tình chỉ bảo chỗ này trát chưa ổn, ổ điện bị lắp ngược...

Sau một hồi nói chuyện, anh Giang mới biết người đàn ông này làm dịch vụ lắp đặt tủ bếp, sàn gỗ, điện nước, cửa sắt... Họ tư vấn rất kỹ và chuyên nghiệp. Tôi có thể tham khảo giá từ các cửa hàng bên ngoài và họ sẵn sàng lấy thấp hơn từ: 100.000 - 300.000 đồng so với giá thị trường”, anh Giang nói.


                                                                                         Nguồn: Cafeland
                                               Biên tập lại bởi Nguyễn Dung - Kenhtintucbatdongsan
Read more ...

Bất Động Sản năm 2014 có nhiều chuyển biến tích cực

Quốc hội bấm nút thông qua nhiều đạo luật quan trọng về đất đai, lần đầu tiên mở cửa cho người nước ngoài mua nhà, tình hình giao dịch khởi sắc trở lại, hoạt động M&A dự án sôi động…
Đó là những dấu ấn nổi bật đối với toàn cảnh thị trường bất động sản năm 2014. Qua đó, đánh dấu một năm với nhiều diễn biến tích cực sau nhiều năm thị trường rơi vào khủng hoảng, suy thoái. Năm 2014 bất động sản được các chuyên gia đánh giá là đã thoát “đáy” và đang tích lũy để bước vào chu kỳ mới.

1. Thị trường thoát “đáy”    

So với những năm trong khủng hoảng, thị trường bất động sản đã có những tín hiệu tích cực rõ nét. Thị trường văn phòng ổn định trở lại với số lượng diện tích thuê thực tăng do các công ty mở rộng kinh doanh, tình hình thị trường bán lẻ,  khách sạn có nhiều khởi sắc, đặc biệt là giao dịch ở mảng bất động sản nhà ở tăng cao.

Thị trường Bất động sản đang ấm dần - Kenhtintucbatdongsan.info
Thị trường Bất động sản đang dần trở lại

Thống kê sơ bộ từ Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2014 lượng giao dịch thành công tăng gấp 2 lần so với năm ngoái. Cụ thể, tại Hà Nội ước đạt trên 13.000 căn, tại Tp.HCM khoảng 9.000 căn (đây là con số do chủ đầu tư công bố, chưa kể giao dịch ở thị trường thứ cấp trong dân).

Vì thế, tồn kho bất động sản đang trên đà giảm mạnh, khoảng 17,6% so với năm ngoái nhưng tổng giá trị vẫn ở mức cao khoảng 77,8 nghìn tỷ. Số lượng căn hộ còn tồn tại Tp.HCM khoảng trên 6.000 căn và tại Hà Nội còn khoảng 2.000 căn.
Cũng theo Bộ Xây dựng, dư nợ tín dụng bất động sản đang ở mức cao nhất từ 2011 đến nay, hiện đạt khoảng trên 290 nghìn tỷ.

Bên cạnh đó, giá bất động sản đã ổn định, không còn hiện tượng giảm giá như những năm trước. Thậm chí,  ở một số dự án “nóng”cục bộ ở các thành phố lớn như trung tâm Hà Nội, Tp.HCM giá bán còn có hiện tượng tăng từ trên dưới 10% tùy từng dự án.

2. Lần đầu tiên mở cửa cho người nước ngoài mua và sở hữu nhà

Với 77,46% đại biểu Quốc hội thông qua Luật Nhà ở, trong đó, lần đầu tiên Việt Nam mở cửa cho người nước ngoài mua và sở hữu nhà tại Việt Nam. Luật có hiệu lực từ 1/7/2015.

Nhu cầu nhà ở cho người nước ngoài ở Việt Nam khá cao - Kenhtintucbatdongsan.info
Nhu cầu nhà ở cho người nước ngoài ở Việt Nam khá cao

Qua đó, người nước ngoài chỉ cần nhập cảnh vào VN là được mua và sở hữu nhà ở. Số lượng tối đa là 30% tổng số căn hộ trong tòa chung cư, 250 căn nhà trong KĐT có quy mô tương đương 1 phường. Thời hạn sở hữu 50 năm. Người nước ngoài còn được mua bất động sản để kinh doanh lại, được phép  kinh doanh nghĩa trang…

Quy định này thông thoáng hơn rất nhiều so với quy định cũ là phải cư trú từ 1 năm trở lên, số lượng được mua chỉ 1 căn hộ.Vì thế, giới chuyên môn đánh giá sau với quyết định này thị trường bất động sản sẽ có thêm dòng tiền “khủng” đổ vào thị trường, kích cầu mảng bất động sản cao cấp.


3. Vốn FDI đổ vào bất động sản tăng gấp 3 lần

Vốn FDI năm 2014 đổ vào BĐS tăng gấp 3 lần so với năm 2013 - Kenhtintucbatdongsan.info
Vốn FDI năm 2014 đổ vào BĐS tăng gấp 3 lần so với năm 2013

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2014 cả nước thu hút 35 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,54 tỷ USD, chiếm 12,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Như vậy, số vốn FDI vào BĐS năm 2014 tăng gần gấp 3 lần so với năm 2013 (cả cấp mới và tăng thêm là 951 triệu USD với 20 dự án). BĐS là lĩnh vực đứng thứ 2 về thu hút FDI chỉ sau lĩnh vực công nghiệp chế biến.
Điều này cho thấy, mối quan tâm đến bất động sản của các nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm trở lại. Trong đó, nổi bật là Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore,…Riêng Hà Quốc hiện có tới 81 dự án tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký xấp xỉ 7 tỷ USD.

4. M&A bất động sản sôi động

Năm 2014 được đánh giá là năm hoạt động M&A bất động sản sôi động nhất từ trước đến nay. Hàng chục thương vụ mua bán, chuyển nhượng dự án, mua bán sáp nhập công ty, hợp tác đầu tư được giao dịch thành công.
M &A - Kenhtintucbatdongsan.info
Ảnh minh họa

Trong đó, nổi bật là những tập đoàn, công ty lớn đều thâu tóm thành công nhiều dự án như Novaland, Vingroup, FLC Group, Him Lam,…Bên cạnh đó, các tập đoàn lớn nước ngoài cũng không ngoài cuộc như Daibiru và Creed Group của Nhật, Berli Jucker của Thái Lan.

5. Bộ Xây dựng hủy cách tính diện tích chung cư theo tim tường

Cách tính diện tích căn hộ trong những năm qua có nhiều tranh luận, tranh cãi, khiếu nại.Vì thế, ngày 20/2/2014 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 03/2014/TT-BXD quy định thống nhất một cách tính diện tích căn hộ là theo thông thủy.
Cách tính diện tích căn hộ - Kenhtintucbatdongsan.info
Cách tính diện tích căn hộ

Diện tích này được ghi vào Giấy chứng nhận cấp cho người mua, bao gồm cả phần diện tích tường ngăn các phòng bên trong căn hộ và diện tích ban công, lô gia (nếu có) gắn liền với căn hộ đó, không tính tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ. Quy định có hiệu lực từ 8/4/2014.

6. Lần đầu tiên quy định bảo lãnh bán nhà hình thành trong tương lai

Chủ đầu tư huy động vốn ứng trước của khách hàng phải có ngân hàng bảo lãnh. Chủ đầu tư không có khả năng hoàn trả tiền cho khách hàng nếu khách hàng muốn rút vốn khi dự án chậm tiến độ thì ngân hàng phải trả thay.
Bảo lãnh bán nhà hình thành trong tương lai - Kenhtintucbatdongsan.info
Ảnh minh họa

Đây là quy định mới  nhằm hạn chế bất cấp và khiếu kiện rất nhiều liên quan đến các dự án BĐS thực hiện không đúng tiến độ, không bàn giao nhà đúng hạn cho người mua.

7. Mở rộng đối tượng gói 30.000 tỷ

Năm 2014, đã có nhiều sửa đổi, bổ sung liên quan đến gói tín dụng 30.000 tỷ, điều này được quy định chi tiết ở Nghị định 61, Thông tư 32 của NHNN, Thông tư 17 của Bộ Xây dựng. Trong đó, điểm  đáng chú ý là lãi suất cho vay được hạ xuống từ 6% còn 5%, thời hạn vay nâng từ 10 năm lên 15 năm.
Mở rộng gói đối tượng gói 30.000 tỷ sẽ thúc đẩy nguồn cầu BĐS giá rẻ- Kenhtintucbatdongsan.info
Mở rộng gói đối tượng gói 30.000 tỷ sẽ thúc đẩy nguồn cầu BĐS giá rẻ

Ngoài ra, đối tượng vay cũng được mở rộng đến các hộ gia đình vay để sửa chữa, xây mới nhà cửa. Bên cạnh đó, quy định mới cũng không bắt buộc người mua nhà phải mua nhà có diện tích tích dưới 70m2 và giá dưới 15 triệu đồng/m2 mà chỉ cần là đối tượng được vay và có hợp đồng mua bán trị giá dưới 1,05 tỷ đồng.

Việc mở rộng gói đối tượng gói 30.000 tỷ sẽ thúc đẩy nguồn cầu vào phân khúc bất động sản giá rẻ.

8. Tiếp tục được chia nhỏ diện tích căn hộ đến hết 2015

Các dự án BĐS sẽ tiếp tục được chuyển đổi công năng từ nhà thương mại sang nhà xã hội hoặc dự án công cộng. Doanh nghiệp tiếp tục được điều chỉnh lại diện tích các căn hộ trong dự án để phù hợp với nhu cầu thị trường.

Đây là giải pháp ảnh hưởng tới cơ cấu nguồn cung cho thị trường nhằm đáp ứng đúng nhu cầu, kích thích thị trường, tăng thanh khoản.

9. Khung giá đất tăng gấp đôi

Năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định về khung giá đất. Theo đó, mức giá tối đa đối với đất ở tại các đô thị là 162 triệu đồng/m2, áp dụng cho đô thị loại đặc biệt tại vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ.

Việc tăng khung giá đất có lợi cho người dân, và dự báo sẽ có tác động tới hoạt động đền bù, giải phóng mặt bằng ở các dự án. Điều đó có nghĩa, chi phí đầu vào ở các dự án sẽ tăng lên.

10.  Bán lẻ Việt Nam sôi động đổi chủ

Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá sôi động bậc nhất Châu Á Thài Bình Dương, trong đó Hà Nội là một trong 3 thành phố có thị trường bán lẻ sôi động nhất, và đứng thứ 13 thế giới (theo báo cáo mức độ sôi động thị trường bán lẻ châu Á –Thái Bình Dương 2014 của CBRE).

Thương hiệu Ocean Mart đã thay thế bằng Vinmart

Có thể điểm qua như:
Ocean Mart bán cho Vingroup, đổi tên thành VinMart
Đối tác Nhật rút vốn, Family Mart đổi tên B’s mart
Metro đổi chủ từ Âu sang Á
Pico Mall, Mipec Mall đến Lotte Mart

Tràng Tiền Plaza trở thành khu mua sắm hàng hiệu...

                                                                                                                  Nguồn: Cafef
                                                                              Biên tập lại bởi Nguyễn Dung - Kenhtintucbatdongsan
Read more ...