Begin typing your search above and press return to search. Press Esc to cancel.

Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tức bất động sản Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tức bất động sản Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Nhận định của chuyên gia kinh tế và bất động sản về xu hướng phát triển của thị trường bất động sản năm 2015

Những vấn đề gốc rễ của thị trường bất động sản chưa hẳn đã được tháo gỡ hoàn toàn. Các con số thống kê hiện mới chỉ phản ánh được một số mặt tích cực nhất định.

Đó là nhìn nhận của nhiều chuyên gia kinh tế lẫn bất động sản với BizLIVE về xu hướng phát triển của thị trường bất động sản năm 2015.

Có tiếp tục hấp dẫn vốn ngoại? 

Dự án có vị trí tốt và tiềm năng sẽ hấp dẫn vốn ngoại - (TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương).

TS. Võ Trí Thành - kenhtintucbatdongsan.info
TS. Võ Trí Thành - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương
Có lẽ với một cái nhìn ít nhiều tích cực hơn về mức độ mở cửa của nền kinh tế, sự phục hồi kinh tế và thị trường bất động sản thì bất động sản vẫn là một địa chỉ đáng lưu tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.

Thực tế hai, ba năm qua cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài có thể đổ vốn vào mọi phân khúc, nhà bình dân, nhà cao cấp, nhà văn phòng, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng.

Vấn đề là những lợi thế và tiềm năng bất động sản đó nằm ở vị trí nào và được nhìn nhận như thế nào theo sức mua nhu cầu nhà ở, sự hồi phục sản xuất kinh doanh và các xu hướng phát triển các ngành như du lịch, bán lẻ.

Trong thời gian tới, bất động sản liên quan đến logistics, cũng có thể là một lĩnh vực hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Vốn ngoại có thể chưa đột phá - (Ông Trần Như Trung, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh)

Tôi không nghĩ là có đột phá gì trong dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam. Bởi vì, xu hướng chung của thị trường vốn nói chung và cả châu Á cũng đang phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Mỹ.
Trần Như Trung, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh,- kenhtintucbatdongsan.info
Ông Trần Như Trung - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh
Kinh tế Mỹ tốt lên sẽ hút rất nhiều dòng vốn đầu tư nước ngoài. Tôi không nghĩ ngay lập tức dòng vốn sẽ quay trở lại và Việt Nam là địa điểm đầu tư tốt nhất châu Á như nhiều người kỳ vọng.

"Chọn sai vị trí sẽ chết..." - (Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam)

Thực chất, vấn đề ở đây là nhiều dự án đã chọn lựa sai địa điểm đầu tư. Trong bất động sản có 2 vấn đề quan trọng là tiền và vị trí nhưng do doanh nghiệp không có kiến thức, đầu tư vùng sâu vùng xa.

Ông Nguyễn Trần Nam - Thứ trưởng Bộ Xây dựng 
Trong khi đó, bản thân nguồn lực đầu tư hạ tầng trong nội bộ dự án kém, đầu tư ngoài dự án, kết cấu liên thông thuộc nhà nước như trường, trạm xá, bệnh viện, đường, hạ tầng khác chính quyền cũng chưa đủ nguồn lực để đầu tư.

Anh chọn vị trí đó là sai bản chất gốc trong đầu tư bất động sản, những dự án đó sẽ bị chết, nằm rất lâu khi cơ sở hạ tầng lan được ra tới đó.

Bây giờ chỉ những dự án tốt có hạ tầng mới bán được, phòng ở đẹp đặt chơ vơ ở cánh đồng giao thông kém, khu thương mại, trường học không có nhà nước, doanh nghiệp đều phải trả giá.

Xu hướng nào cho 2015 

Thị trường bất động sản sẽ chuyển biến tích cực hơn - (TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương)

Năm 2014, thị trường bất động sản đã có một số dấu hiệu tích cực. Tồn kho giảm khoảng 40 - 50%. Giao dịch tăng, đặc biệt là phân khúc nhà bình dân và ở một số khu nhà trung cao cấp có vị trí tốt.

Tín dụng cho bất động sản tăng và bất động sản đứng thứ tư trong hoạt động M&A. Tuy nhiên khó có thể nói thị trường bất động sản đã hồi phục.

Một là tồn kho vẫn còn lớn. Hai là những mức độ hoạt động của thị trường vẫn chưa đủ để hỗ trợ quá trình xử lý nợ xấu. Trong khi đó việc bung hàng mới trong năm 2015 vẫn còn lớn.

Hy vọng với sự phục hồi tiếp tục của nền kinh tế, việc đi vào thực thi và các luật (kinh doanh bất động sản, nhà ở…) cùng với việc đẩy nhanh xử lý nợ xấu, thị trường bất động sản năm 2015 sẽ có bước chuyển biến tích cực hơn nữa.

“Nhiều vấn đề gốc rễ thị trường chưa được tháo gỡ” - (Trần Như Trung, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh)

Tôi vẫn nghĩ rằng thị trường bất động sản với những số liệu thống kê hiện nay nó mới chỉ phản ánh được một số mặt tích cực nhất định thôi. Còn những vấn đề gốc rễ của thị trường thì chưa hẳn đã được tháo gỡ hoàn toàn.

Bởi vì theo tôi, tất cả những đánh giá về thị trường phải để vận động của thị trường tự do quyết định. Chúng ta không thể tự quyết cho thị trường có hồi phục hay không.

Hiếm có thị trường bất động sản nào mà chỉ qua một quý đã chuyển biến từ không tốt sang rất tốt được. Theo tôi vẫn còn rất nhiều cái tồn tại khó khăn trong thị trường bất động sản, đặc biệt là vấn đề cung cầu và vấn đề thu nhập.

Nhu cầu tự nhiên về bất động sản ở Việt Nam thì luôn rất lớn nhưng cầu về mặt khả năng chi trả thì lại phụ thuộc rất nhiều vào sự ấm áp đi lên của nền kinh tế.

Sự tăng trưởng của bất động sản sẽ phải đi cùng với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Nếu một mình anh chạy trước thì cũng sẽ lại phải chờ sự vận động của các ngành kinh tế khác.

Thị trường nhà ở vẫn sẽ là cứu cánh cho toàn bộ thị trường bất động sản bởi lẽ đây là thị trường mà doanh nghiệp Việt Nam thạo đồng thời nhu cầu về nhà ở tại Việt Nam hiện vẫn rất lớn.

Về phân khúc thì hiện ở Việt Nam có thể nói mỗi loại hình sản phẩm bất động sản đều đã có lượng khách hàng riêng, có nhu cầu riêng của nó.

Việc phân khúc thị trường nào sẽ phát triển hơn còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như tính chất dự án, năng lực của bản thân các chủ đầu tư và các yếu tố thị trường khác có liên quan.

                                                                                                               Nguồn: Diễn đàn đầu tư
                                                                   Biên tập lại bởi Nguyễn Dung - kenhtintucbatdongsan
                                                                                                               
Read more ...

Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế xã hội vùng chuyển dân Sông Đà - Hòa Bình giai đoạn 2009 - 2015

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh phạm vi, mục đích và thời gian thực hiện đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế xã hội vùng chuyển dân Sông Đà, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2009 - 2015.
sông Đà, tỉnh Hòa Bình - kenhtintucbatdongsan.info
Ảnh minh họa
Theo quyết định mới, Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân sông Đà, tỉnh Hòa Bình sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2009 - 2020 thay vì chỉ đến năm 2015.

Phạm vi đề án cũng được mở rộng hơn, áp dụng cho 40 xã, bao gồm: 36 xã, phường thuộc Đề án cũ và 4 xã bổ sung, gồm: Yên Nghiệp (huyện Lạc Sơn), Bảo Hiệu (huyện Yên Thủy), Đồng Tâm (huyện Lạc Thủy), Mỹ Hòa (huyện Kim Bôi).

Trước đó, theo Quyết định số 1588/QĐ-TTg ngày 9/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân sông Đà, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2009 - 2015 được thực hiện tại 36 xã, phường thuộc 5 huyện (Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Cao Phong, Kim Bôi) và thành phố Hoà Bình, trong đó: 26 xã, phường nằm trong vùng hồ sông Đà; 10 xã ngoài vùng hồ sông Đà trực tiếp đón nhận và bố trí tái định cư hộ dân vùng hồ sông Đà.

Mục tiêu chung của Đề án là đảm bảo ổn định nơi ở của nhân dân, nâng cao đời sống và thu nhập cho nhân dân, đảm bảo không còn hộ có nguy cơ tái đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo bằng mức bình quân chung của tỉnh; chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần tỷ lệ lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề ở nông thôn; đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong vùng theo tiêu chí nông thôn mới; nâng tỷ lệ độ che phủ rừng, đảm bảo chức năng phòng hộ cho hồ thủy điện Hòa Bình, bảo vệ môi trường sinh thái; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 là hoàn thành công tác di dân ra các điểm khu tái định cư tập trung (khoảng 300 hộ) và ổn định dân cư xen ghép tại các xóm, bản thuộc các xã vùng hồ (khoảng 1.200 hộ); phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thay đổi cách thức tổ chức sản xuất theo hướng tập trung, đẩy mạnh công nghiệp hóa và áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng giảm giá thành sản phẩm.

Đề án sẽ tập trung huy động các nguồn vốn để phát triển sinh kế bền vững như: Trồng rừng sản xuất, chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông và trên hồ theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa... với tổng nhu cầu vốn đầu tư khoảng hơn 4.053 tỷ đồng.


                                                                                                                  Nguồn: Diễn đàn đầu tư
                                                                       Biên tập lại bởi Nguyễn Dung - kenhtintucbatdongsan

Read more ...

Tiền kiểm thiết kế kỹ thuật và dự toán các công trình xây dựng, cắt giảm được 5.833 tỷ đồng

Việc thực hiện tiền kiểm thiết kế kỹ thuật và dự toán các công trình xây dựng đã tạo ra bước đột phá trong phòng chống tham nhũng, lãng phí, đồng thời phòng ngừa được nhiều sai phạm, rủi ro trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Ảnh minh họa
Theo Bộ Xây dựng, trong năm 2014, công tác kiểm soát chất lượng công trình xây dựng tiếp tục được siết chặt trên phạm vi cả nước, nhất là các dự án sử dụng vốn Nhà nước, các dự án, các công trình trọng điểm.

Tổng hợp báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong năm 2014 đã thực hiện thẩm tra 15.341, công trình xây dựng. Qua thẩm tra, tỷ lệ hồ sơ thiết kế phải sửa đổi, bổ sung chiếm khoảng 43,8% số hồ sơ được thẩm tra.

Đáng chú ý là tổng giá trị dự toán trước thẩm tra khoảng 108.240 tỷ đồng, sau khi thẩm tra, đã cắt giảm được 5.833 tỷ đồng (tương đương 5,39%).

Sau gần 2 năm thực hiện công tác thẩm tra thiết kế và dự toán đã đi vào nề nếp, chất lượng thiết kế đã được nâng lên, đã cắt giảm và tiết kiệm đáng kể chi phí cho ngân sách.

                                                                                       
                                                                                                                    Nguồn: Chính Phủ
                                                              Biên tập lại bởi Nguyễn Dung - Kenhtintucbatdongsan
Read more ...

15 ngân hàng thương mại tham gia cho vay theo chương trình hỗ trợ nhà ở

Để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho thị trường và giải quyết nợ xấu, vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông báo bổ sung thêm danh sách các ngân hàng cho vay hỗ trợ nhà ở. Theo đó, đến nay đã có tổng số 15 ngân hàng thương mại tham gia vào chương trình này.

Chung cư Thăng Long Victory - kenhtintucbatdongsan.info
Chung cư Thăng Long Victory một trong những dự án nhà ở thu nhập thấp ở Hoài Đức, Hà Nội
Thực hiện Chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 và Nghị quyết 67/NQ-CP ngày 21/8/2014 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và giải quyết nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành văn bản thông báo bổ sung thêm danh sách các ngân hàng thương mại tham gia vào chương trình này.

Như vậy, đến nay sẽ có tổng số 15 ngân hàng thương mại tham gia cho vay theo chương trình hỗ trợ nhà ở.

Ngoài các ngân hàng truyền thống như Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, còn có Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng Thương mại cổ phần Bảo Việt, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại chúng, Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn, Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong.

Ngoài ra, có thêm Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội, Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á, Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng và Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông.

Ngày 16/1, tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xây dựng, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho biết, phát triển nhà ở xã hội và nhà ở thu nhập thấp là hướng đi đúng đắn.

Thành phố Hà Nội đang thực hiện một việc nhưng hướng đến nhiều mục đích là tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xây dựng, giải quyết vấn đề an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm và nhà ở cho người thu nhập thấp. Bên cạnh đó, kích thích thị trường bất động sản theo hướng lành mạnh, để nhiều người có cơ hội mua nhà, đóng góp lớn vào tổng sản phẩm phát triển kinh tế của Thủ đô.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, từ năm 2013 đến năm 2014, Hà Nội đã hoàn thành 9 dự án nhà ở cho người thu nhập thấp với gần 6.000 căn hộ, tương đương khoảng 474.000m2 sàn. Giá cả các căn hộ bình quân từ 400 triệu đến 800 triệu đồng/1 căn.

Nhiều dự án xây dựng đạt chất lượng, mô hình kiểu mẫu của cả nước như khu đô thị Việt Hưng, Sài Đồng, Bắc Cổ Nhuế-Chèm.

Tuy nhiên, hiện nay một số dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp ở xa trung tâm không thuận tiện về hạ tầng kỹ thuật, thiếu hệ thống hạ tầng xã hội nên chưa hấp dẫn người mua như dự án Thanh Lâm, Đại Thịnh…

Một số dự án được thành phố chấp thuận chủ trương cho phép chuyển đổi thành nhà ở xã hội, nhưng thủ tục chuẩn bị đầu tư lại chậm như dự án Khu nhà ở dịch vụ tại xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm hay một số nhà tại khu đô thị Minh Dương-Sơn Đồng…

Theo quy hoạch và kế hoạch phát triển nhà ở của Hà Nội đến năm 2015 phấn đấu đạt khoảng 1,8 triệu m2 sàn. Tuy nhiên đến nay mới chỉ đạt 1,4 triệu m2 sàn.

Do vậy, trong năm 2015, thành phố Hà Nội cần tập trung giải quyết các cơ chế, chính sách và tạo điều kiện thuận lợi và thông thoáng cho lĩnh vực này, đồng thời, tăng cường rà soát, kiên quyết thu hồi hoặc giao cho các chủ đầu tư khác thực hiện nếu để dự án chậm kéo dài và không hiệu quả.

Hà Nội cũng sẽ chú trọng hình thức cho thuê nhà ở xã hội để nhiều đối tượng được tham gia hơn.

                                                                                                                           Nguồn: Cafef
                                                                 Biên tập bởi Nguyễn Dung - kenhtintucbatdongsan
Read more ...

Tổng hợp tin tức bất động sản nổi bật trong tuần 3 tháng 1

“Nói giá đất tăng gấp đôi là chưa thấu đáo Luật Đất đai”

Thời gian qua, dư luận khá ồn ào về việc Chính phủ quyết định tăng gấp đôi giá trần của khung giá đất ở tại đô thị. Trao đổi với PV, ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, nếu người nào nói “giá đất tăng gấp đôi” là chưa thấu đáo các quy định tại Luật Đất đai.

Ông Đặng Hùng Võ - kenhtintucbatdongsan.info
Ông Đặng Hùng Võ -  nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
 Tôi cho rằng, những lo ngại trên là không có cơ sở, thể hiện sự chưa thật sự thấu đáo các quy định của Luật Đất đai 2013, cũng như quy luật thị trường bất động sản. Tại khoản 2, Điều 114 (Bảng giá đất và giá đất cụ thể) của Luật Đất đai 2013 có quy định: “Bảng giá đất của Nhà nước được sử dụng vào các mục đích, gồm: tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở hoặc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức đất ở của hộ gia đình, cá nhân; tính thuế sử dụng đất; tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai; tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai; tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với đất trả lại là đất đã trả tiền một lần cho cả thời gian sử dụng”.

Từ những quy định trên, có thể khẳng định rằng, bảng giá đất của Nhà nước không liên quan gì đến tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước và cũng không liên quan gì đến tiền bồi thường cho người bị Nhà nước thu hồi đất.

Sôi động làn sóng mua bán, sáp nhập dự án bất động sản

Năm 2014, thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục, cũng là lúc làn sóng mua bán và sáp nhập (M&A) khá sôi động với các thương vụ “khủng”. Đặc biệt, trong năm qua, "đấu trường" M&A không chỉ là sân chơi của các nhà đầu tư (NĐT), DN nước ngoài mà còn có sự góp mặt của các DN trong nước. Thậm chí, phần lớn các DN thâu tóm nhiều dự án không phải là các đại gia trong làng BĐS mà là những tên tuổi mới nổi.

Bất động sản đang có "làn sóng ngầm" sáp nhập
 Theo các chuyên gia, BĐS Việt Nam vẫn được đánh giá rất hấp dẫn, có nhiều tiềm năng tăng trưởng, do đó có sức hút mạnh với các NĐT, tập đoàn kinh tế lớn từ nước ngoài. Nghiên cứu của Công ty RCA - đơn vị chuyên tư vấn về M&A cho thấy, từ năm 2011 đến nay, hoạt động chuyển nhượng BĐS ngày càng gia tăng. Trung bình mỗi năm có khoảng 15 thương vụ được thực hiện. Các công ty trong nước vẫn chiếm lĩnh thị trường với tỷ lệ bên mua là 63% và cũng có tới 54% bên bán.

Trong năm qua, hầu hết những tên tuổi M&A quen thuộc đều là các DN nội như Novaland, Him Lam hay Đất Xanh. Thêm vào đó, những tên mới như Vingroup… liên tục công bố những thương vụ mua lại cổ phần của các DN BĐS lớn trong nước. Vingroup đã thâu tóm thành công dự án TP Xanh hơn rộng 17ha tại Mỹ Đình I bằng việc mua lại 99% CP của Công ty CP BĐS Hồng Ngân; mua lại dự án ở “vị trí vàng” 54 Nguyễn Chí Thanh để phát triển dự án Vinhomes.

TP HCM khởi công gói thầu đầu tiên tuyến đường sắt đô thị số 2

Ngày 15/1, tại quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình đã khởi công gói thầu CP1 - Tòa nhà văn phòng và các công trình phụ trợ tại Depot Tham Lương thuộc dự án đường sắt đô thị số 2 (Bến Thành-Tham Lương).

Dự án đường sắt đô thị số 2 Bến Thành-Tham Lương - kenhtintucbatdongsan.info
Dự án đường sắt đô thị số 2 Bến Thành-Tham Lương 
Gói thầu CP1 do Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình làm nhà thầu thi công chính toàn bộ phần kết cấu kiến trúc với quy mô 1 tầng hầm, 8 tầng khối tháp; tổng giá trị hợp đồng xây dựng gói thầu hơn 173 tỷ đồng, thời gian thi công 480 ngày.

Ông Bùi Xuân Cường, Trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (chủ đầu tư dự án) cho biết CP1 là gói thầu đầu tiên được khởi công của dự án tuyến metro số 2, có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo điều kiện và niềm tin để đẩy nhanh tiến độ các gói thầu đang trong quá trình chuẩn bị.

Năm nay, diện tích bình quân nhà ở sẽ đạt 21,5m2 mỗi người

Diện tích bình quân nhà ở toàn quốc phấn đấu đạt 21,5m2 sàn/người là mục tiêu được Bộ Xây dựng đặt cho năm 2015.

Biệt thự liền kề Nam 32 - kenhtintucbatdongsan.info
Ảnh minh họa
Chỉ tiêu này sẽ tăng 0,9m2 sàn/người so với kết quả đạt được là 20,6m2 sàn/người của năm 2014. Năm 2014, tổng diện tích sàn nhà ở toàn quốc tăng thêm 92 triệu m2 so với năm 2013, diện tích bình quân nhà ở toàn quốc cũng tăng 1m2 sàn/người so với năm 2013 (trong đó diện tích bình quân nhà ở tại đô thị khoảng 23m2 sàn/người, tại nông thôn khoảng 19,5m2 sàn/người).

Đáng chú ý, cả nước đã phát triển thêm khoảng 0,8 triệu m2 nhà ở xã hội (tương đương khoảng 12.000 căn hộ), đưa tổng diện tích nhà ở xã hội toàn quốc đạt khoảng 1,8 triệu m2.

Bất động sản du lịch Đà Nẵng: Lạc quan hơn với xu thế sáp nhập

Sau nhiều năm “đóng băng”, mảng địa ốc du lịch Đà Nẵng, chủ yếu ở khu vực ven biển, có thể có biến động nhất định trong năm 2015 nhờ chủ trương thúc đẩy mua bán, sáp nhập đang được địa phương thúc đẩy.

Đà Nẵng - kenhtintucbatdongsan.info
Thị trường bất động sản Đà Nẵng không khởi sắc trong năm 2014
Một thành viên ban chấp hành Hiệp hội Bất động sản Đà Nẵng nhìn nhận, hoạt động của thị trường bất động sản nơi đây không khởi sắc trong năm 2014. Các đơn vị khai thác như Savills, CBRE, Đất Xanh, DanaLand… dù cố gắng có nhiều hoạt động “hâm nóng”, vẫn không làm tình hình khả quan hơn. Lượng giao dịch thấp, giá chào bán không ngừng hạ… là hiện tượng phổ biến.

 Hơn 5 năm qua, Đà Nẵng phải chấp nhận “trả giá” khá nhiều về chiến lược hình thành và phát triển. Một nhà môi giới Hà Nội có vài dự án nhỏ bên bờ biển Đà Nẵng nhìn nhận, giai đoạn “bùng nổ” trước đây, toàn bộ đất nền ven biển thành phố này đều “bị sốt”. Một lượng lớn lô đất quy hoạch đã nhanh chóng được “cắm sổ” bởi các nhà đầu tư từ Hà Nội và phía nam. Trục ven biển Sơn Trà – Điện Ngọc được truyền thông biến thành tâm điểm các dự án nghỉ dưỡng 5 sao. Nhưng đến nay, phần lớn giao dịch này đều… nguyên trạng. Nghĩa là vốn và cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư không khởi sắc.

                                                                                                                  Nguồn: Cafeland
                                                           Biên tập lại bởi Nguyễn Dung - kenhtintucbatdongsan
Read more ...

Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư khu vui chơi giải trí tổng hợp có casino tại Phú Quốc

Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Khu du lịch, dịch vụ và vui chơi giải trí tổng hợp có casino tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Casino - Kenhtintucbatdongsan.info
Khu vui chơi giải trí có casino tại Phú Quốc
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến của các Bộ, cơ q uan liên quan về dự án, trên cơ sở đó hướng dẫn việc lập dự án theo đúng quy định của pháp luật; đề xuất ý kiến cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét sau khi Chính phủ ban hành Nghị định về kinh doanh casino.

Huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang và vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm tại vùng biển Tây của Việt Nam. Phú Quốc nằm ở trung tâm Đông Nam Á, trên vành đai kinh tế biển Việt Nam - Campuchia - Thái Lan, với diện tích 589,23 km2, dân số 96.940 người và 10 đơn vị hành chính.

Đảo Phú Quốc - kenhtintucbatdongsan.info
Đảo Phú Quốc
Huyện đảo này là khu kinh tế - hành chính đặc biệt; trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp quốc gia và quốc tế; trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực. Phú Quốc cũng là đầu mối giao thông quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và hàng không quốc tế; là trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ chuyên ngành, trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học rừng và biển. Huyện đảo còn có vị trí đặc biệt về an ninh - quốc phòng.

Phú Quốc hiện có tỷ lệ nhà ở kiên cố khu vực nội thị đạt trên 70%. Hệ thống đường giao thông nội thị của huyện đảo dài 60,72km... Phú Quốc hiện cũng đang xây dựng quy chế quản lý kiến trúc toàn đô thị theo quy hoạch được duyệt và quy chế quản lý kiến trúc từng khu vực của đô thị. Đặc biệt, Phú Quốc có 1 khu đô thị mới quy mô 67,5ha được xây dựng…

                                                                                                Nguồn: Báo điện tử Chính Phủ
                                                              Biên tập lại bởi Nguyễn Dung - kenhtintucbatdongsan
Read more ...

Nút giao Trung Hòa sẽ được khởi công ngày 18/1 - Vành đai 3

Nút giao Trung Hòa nằm tại điểm đầu Đại lộ Thăng Long, là nút giao cắt giữa đường vành đai 3 với Đại lộ Thăng Long, đường Trần Duy Hưng thuộc phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội, dự kiến sẽ được khởi công ngày 18/1 tới.

Nút giao Trung Hòa vành đai 3 - kenhtintucbatdongsan.info
Nút giao Trung Hòa sẽ được khởi công ngày 18/1

Tổng Giám đốc Ban Quản lý dự án Thăng Long Vũ Xuân Hòa cho biết, Ban Quản lý dự án Thăng Long-Bộ Giao thông vận tải (đơn vị đại diện chủ đầu tư) vừa ký hợp đồng gói thầu số 4 tiểu dự án xây dựng nút giao Trung Hòa nhằm hoàn chỉnh Dự án đầu tư xây dựng giai đoạn 2 đoạn Mai Dịch-Bắc Hồ Linh Đàm thuộc đường Vành đai 3 thành phố Hà Nội với liên doanh nhà thầu xây lắp HANSHIN-CIENCO 4. 
Theo ông Vũ Xuân Hòa, việc mở rộng, xây dựng hoàn chỉnh nút giao Trung Hòa sử dụng nguồn vốn dư còn lại của Dự án xây dựng giai đoạn 2 đường Vành đai 3 TP. Hà Nội đoạn Mai Dịch-Bắc Hồ Linh Đàm (với khoản vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam).
Tổng mức đầu tư của dự án là 1.087 tỷ đồng, trong đó giá trị gói thầu xây lắp là 698.570 tỷ đồng.

Nút giao Trung Hòa nằm tại điểm đầu Đại lộ Thăng Long, là nút giao cắt giữa đường vành đai 3 với Đại lộ Thăng Long, đường Trần Duy Hưng thuộc phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Phạm vi dự án theo hướng Đại lộ Thăng Long-đường Trần Duy Hưng từ km3+382,03 đến km 1+328,15 (ngã tư Trần Duy Hưng-Hoàng Minh Giám) theo lý trình Đại lộ Thăng Long. Theo hướng đường Phạm Hùng-Khuất Duy Tiến từ km 22+905,380 đến km 23+634,16 (vị trí kết thúc đường nhánh dẫn lên xuống cầu cạn), theo lý trình đường vành đai 3. 

Quy mô dự án bao gồm xây dựng 2 hầm chui thông theo 2 chiều giao thông, hướng Đại lộ Thăng Long-đường Trần Duy Hưng-Hoàng Minh Giám. Mỗi hầm có 3 làn xe cơ giới rộng 3,5m/làn. Chiều dài phần hầm kín, hầm hở và đường dẫn vào hầm khoảng 691,8m (trong đó hầm kín dài 120m, hầm hở dài 488m, đường dẫn vào hầm dài 83,8m). Kết cấu móng hầm được sử dụng bao gồm: Kết cấu móng cọc khoan nhồi, kết cấu móng cọc bê tông cốt thép, kết cấu móng nông được gia cố nền bằng cọc đất gia cố xi măng thi công theo công nghệ khoan phụt cao áp. 

Theo đánh giá, đây là đầu mối giao thông quan trọng nhất của Đại lộ Thăng Long nối với đường vành đai 3 và đường Trần Duy Hưng, nút giao có tính chất kết nối giữa Trung tâm thủ đô Hà Nội với khu vực phía Tây của thành phố và qua các nút giao có các dòng xe từ các tuyến giao thông trục chính phía Đông Bắc như Hà Nội-Hải Phòng, Hà Nội-Lạng Sơn đi qua đường Vành đai 3 lên khu công nghệ cao Hòa Lạc, đi Hòa Bình và ngược lại.

                                                                                                                      Nguồn: Chính Phủ
                                                                             Biên tập lại bởi Nguyễn Dung - kenhtintucbds
Read more ...

Phía sau vụ việc đóng cửa TTTM cao cấp Parkson Landmark

Vụ việc đóng cửa TTTM cao cấp Parkson Landmark cho thấy bức tranh ảm đạm của thị trường bán lẻ cao cấp Việt Nam.


Ngoài nguyên nhân từ sự khó khăn của thị trường bất động sản và nền kinh tế không mấy sáng sủa kéo dài, thì một nguyên nhân khác khiến nhiều trung tâm thương mại cao cấp tại Hà nội gặp khó khăn, thậm chí phải đóng cửa bắt nguồn từ chính sai lầm của doanh nghiệp.
Những “cái chết” biết trước
Cuối năm 2011 Trung tâm thương mại (TTTM) Keangnam Landmark chính thức khai trương hoạt động với tên gọi Parkson Landmark. Mặc dù khai trương đúng thời điểm thị trường bất động sản đang đi xuống rất nhanh, các TTTM đều gặp khó trong việc thu hút khách thuê, thì Parkson Landmark vẫn gây ngạc nhiên với gần như 100% diện tích được lấp đầy.
Với những người am hiểu tường tận về thị trường bán lẻ, việc TTTM Parkson Landmark được lấp đầy là một lẽ đương nhiên. Bởi việc áp dụng phương thức thu phí thuê mặt bằng trên doanh thu, đã lôi kéo rất nhiều khách hàng muốn thuê gian hàng, do không chịu nhiều áp lực giá thuê.
Mặt khác, thương hiệu Parkson dường như đã trở thành một “định chế” trong lĩnh vực kinh doanh mặt bằng bán lẻ trên thế giới. Định chế này lại đã có mặt tại Việt Nam trước đó và có tham vọng gây dựng hệ thống bán lẻ trở thành một trong các đơn vị chi phối thị trường bán lẻ tại đây.
Thế nhưng, ngoài những nguyên nhân khách quan từ nền kinh tế, chính việc Parkson áp dụng phương thức thu phí thuê mặt bằng trên doanh thu đã trở thành điềm báo cho “cái chết” của TTTM Parkson Landmark, thậm chí cả một số trong chuỗi TTTM tại Hà Nội đang áp dụng theo phương thức tính phí thuê dựa trên doanh thu.
Về lý thuyết, việc áp dụng thu phí thuê mặt bằng trên doanh thu có khả năng cạnh tranh rất cao trong việc thu hút khách thuê mặt bằng. Bởi giá thuê mặt bằng bán lẻ cao cấp tại Hà Nội hiện nay rất cao, dao động từ 39 - 53 USD/m2/tháng. Việc tính giá thuê dựa trên doanh thu, khách thuê mặt bằng sẽ không chịu nhiều áp lực phí thuê, nếu việc bán hàng không đạt hiệu quả.
Thế nhưng, phương thức này lại khiến doanh nghiệp phát triển chịu nhiều thiệt hại, nếu khó khăn kéo dài. Việc đóng cửa TTTM Parkson Landmark đã được chính doanh nghiệp này lý giải trong một thông báo khi cho rằng, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này tại Việt Nam không đạt được như kỳ vọng từ mấy năm nay.
Thực tế, lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam đã khó khăn từ 4 năm qua và chưa biết khi nào hồi phục. Trong khi đó, nguồn cung mặt bằng bán lẻ vẫn tăng mạnh, nhiều nhà bán lẻ mới trên thế giới tiếp tục nhập cuộc, gây áp lực rất lớn cho doanh nghiệp trong việc giữ chân khách thuê, cũng như việc tiếp tục duy trì hoạt động bình thường của TTTM. Việc TTTM Parkson Landmark đột ngột phải đóng cửa, ngoài những khúc mắc nội bộ với chủ đầu tư dự án vẫn chưa được công bố rõ ràng, có lẽ nguyên nhân chính là “hệ quả kép” nói trên.
Tại Hà Nội Parkson Landmark không phải là TTTM cao cấp duy nhất phải đóng cửa vì thị trường bán lẻ quá khó khăn. Bởi trước đó, TTTM Grand Plaza từng là một TTTM chuyên bán hàng cao cấp ở phía Tây thành phố cũng phải đóng cửa để mời gọi nhà đầu tư sau vài lần cơ cấu lại đều thất bại. Dù vậy, sau một năm “tạm” đóng cửa, TTTM này vẫn chưa có động thái cho thấy khi nào sẽ hoạt động trở lại.
Trong khi các TTTM cao cấp nằm ở ngoài khu vực trung tâm còn có thể lý giải, việc TTTM Tràng Tiền Plaza đột ngột đóng cửa phần lớn sàn thương mại để cải tạo lại sau vài tháng hoạt động, dù đã được đầu tư hàng trăm tỷ để cải tạo, lại khiến chính những chuyên gia trong lĩnh vực bán lẻ cũng phải đau đầu tìm ra câu trả lời thuyết phục nhất.
Cuối đường hầm vẫn là… bóng tối
Theo Báo cáo thị trường bất động sản Quý IV/2014 vừa được Savills Việt Nam công bố, thị trường mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội vẫn tiếp tục gặp khó khăn không chỉ vì thị trường bất động sản và kinh tế vĩ mô chưa có sự hồi phục rõ nét và mạnh mẽ, nguồn cung vẫn tiếp tục tăng trong cả ngắn hạn và trung hạn. Thì một nguyên nhân cố hữu, chính là do sự cạnh tranh khốc liệt từ các cửa hàng kinh doanh mặt phố và tâm lý của số đông vẫn chưa quen với việc mua sắm tại các trung tâm thương mại đẳng cấp.
Tất cả những lý do trên đây lý giải vì sao một doanh nghiệp đầu tư hàng trăm tỷ để xây dựng một Trung tâm thương mại cao cấp như chợ Hàng Da trên nền chợ truyền thống. Tuy nhiên, dù nằm giữa phố cổ đông đúc, nhưng chưa bao giờ trung tâm thương mại này có kết quả hoạt động kinh doanh tốt.
Trong khi đó, trung tâm thương mại Tràn Tiền Plaza, một trung tâm hàng hiệu bậc nhất tại Hà Nội, sau khi được đầu tư hàng trăm tỷ, nhưng doanh nghiệp đã nhanh chóng phải đóng của cải tạo để bổ sung thêm hàng loạt sản phẩm bình dân để mong lôi kéo thêm khách hàng đến tham quan mua sắm.
Quay lại câu chuyện của ParkSon Hà Nội, sau việc đóng của trung tâm thương mại Parkson Landmark, một trung tâm thương mại khác của Parkson là Parkson Thái Hà cũng khiến nhiều người quan ngại khả năng phải đóng cửa trong thời gian tới. Bởi trong suốt 2 năm trở lại đây, trung tâm thương mại này hoạt động èo uột, vắng khách, khi bị hàng loạt trung tâm thương mại khác ngay bên cạnh, như: Lotte Tây Sơn, Royal City… lấn lướt.
Một trung tâm thương mại cao cấp khác tại Hà Nội mới đi vào hoạt động, cũng đang gặp khó khăn trong thu hút khách hàng là TTTM Lotte Đào Tấn.
TTTM Lotte - Kenhtintucbatdongsan.info
TTTM Lotte Đào Tấn
Cũng giống với TTTM Parkson Landmark, việc Lotte Đào Tấn áp dụng phương thức thu phí thuê mặt bằng dựa trên doanh thu đã khiến TTTM này được lấp đầy 100% diện tích chỉ trong một thời gian ngắn. Thế nhưng, nếu việc TTTM này vắng khách mua sắm trong một thời gian dài, doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều khó khăn và áp lực trong việc duy trì hoạt động.
Các báo cáo thị trường Quý IV/2014 và dự báo của đơn vị tư vấn hàng đầu tại Việt Nam như CBRE và Savills đối với phân khúc mặt bằng bán lẻ đều cho thấy, trong ngắn hạn và trung hạn, thị trường mặt bằng bán lẻ vẫn khó khăn, giá thuê vẫn tiếp tục giảm và nguồn cung mặt bằng bán lẻ vẫn tăng mạnh.
Mặc dù thị trường bán lẻ Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung vẫn tiếp tục xuất hiện những tên tuổi bán lẻ mới trên thế giới gia nhập thị trường. Tuy nhiên, ở cuối đường hầm, thị trường bán lẻ Hà Nội, vẫn chưa thấy ánh sáng.

                                                                                                    Nguồn: Infonet
                                                       Biên tập lại bởi Nguyễn Dung - kenhtintucbds
Read more ...

Năm 2015 những xu hướng mới của thị trường bất động sản do sự thay đổi nhiều trong chính sách và cơ sở hạ tầng

Năm 2015, bất động sản sẽ xuất hiện nhiều cơ hội đầu tư mới, những xu hướng mới do sự thay đổi nhiều trong chính sách và cơ sở hạ tầng.
Xu hướng mới thị trường bất động sản 2015 - kenhtintucbatdongsan.info
Ảnh minh họa
Kết thúc năm 2014 thị trường bất động sản để lại dấu ẩn nổi bật ở mảng nhà ở. Thị trường có tính thanh khoản gấp 2 đến 3 lần năm ngoái. Số lượng căn hộ được bán ra thị trường tăng đột biến và tỷ lệ hấp thụ cũng rất khả quan.
Cả 2 thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM thị trường đều diễn ra khá sôi động. Báo cáo nghiên cứu của Công ty CBRE cho thấy năm 2014 đã có gần 15.000 căn hộ chào bán tại Tp.HCM từ 37 dự án và 16.200 căn từ 31 dự án tại Hà Nội. Con số này so với 2013 gần gấp 2 lần, tuy nhiên, vẫn còn thấp hơn nhiều so với giai đoạn 2010-2011 khoảng 20.000 đến 25.000 căn mỗi năm.
Số lượng căn hộ đã bán trong năm qua ở 2 thành phố này cũng rất khả quan, tại Hà Nội là 10.700 căn và tại Tp.HCM là 17.000 căn.
Cũng theo CBRE, giá chào bán thứ cấp căn hộ ở phân khúc trung cấp và cao cấp đều tăng lên trong khi số lượng căn hộ tồn kho tiếp tục giảm.
Cơ hội mới cho đầu tư BĐS
Những thay đổi chính sách và cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ sẽ là chất xúc tác mới. Đối với lĩnh vực nhà ở bán, theo ông Marc Towsend – CEO CBRE Việt Nam, sẽ là sân chơi bình đẳng và minh bạch hơn khi luật mơi quy định lại cách tính diện tích căn hộ, và đặc biệt là quyền sở hữu bất động sản của người nước ngoài bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/2015.
Với thị trường văn phòng, việc thay đổi chính sách đó là cho phép các công ty có vốn nước ngoài được phép cho thuê lại tài sản họ đang thuê (luật cũ không cho phép –PV) hiệu lực từ 7/2015; Bên cạnh đó, công ty có vốn nước ngoài cũng sẽ được phép mua lại tòa nhà đã xây dựng để sử dụng,…
Việc thay đổi này sẽ góp phần làm tăng nhu cầu kinh doanh cho mảng BĐS thương mại văn phòng. Năm 2014 nhiều tòa nhà văn phòng đã có phương thức kinh doanh cho thuê dài hạn hoặc mua đứt diện tích và trong năm 2015 xu hướng này sẽ tiếp tục với nhiều diện tích văn phòng được bán hoặc cho thuê dài hạn.
Với thị trường bán lẻ, đặc điểm thay đổi trong chính sách đáng chú ý nhất đó là luật mới cho phép thành lập DN có 100% vốn nước ngoài hoạt động ở 110/155 ngành nghề như bán buôn, kinh doanh đa cấp, đại lý, nhượng quyền thương mại,…(trước đây thì chỉ được sở hữu tối đa 50% vốn điều lệ).
Điều này dự báo sẽ làm tăng nhu cầu hoạt động kinh doanh bán lẻ của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong ngắn hạn theo CBRE cam kết này chưa đem lại sự thay đổi rõ rệt vì các hãng bán lẻ nước ngoài đã tham gia thị trường rồi. Bên cạnh đó, “kiểm tra nhu cầu kinh tế -Economic Needs Test (ENT) vẫn là một rào cản kỹ thuật, bởi muốn mở cơ sở bán lẻ thứ hai trở đi thì yêu cầu các nhà bán lẻ nước ngoài phải vượt qua bài kiểm tra này.
Cơ sở hạ tầng cũng là một đặc điểm rất đáng chú ý trong năm 2014, là chất xúc tác đắc lực cho thị trường BĐS trong năm qua. Cả Hà Nội cũng như Tp.HCM đều có những công trình, dự án làm thay da đổi thịt đi vào hoạt động.
Diện mạo mới cho Tp.HCM khi đường Nguyễn Huệ mới đang được xây dựng, có nhiều cây cầu được thông xe như cầu Kiều, cầu Kinh Thanh Đa, cầu Lê Văn Sỹ, tuyến quốc lộ 1A hướng đườn Hương lộ 2, tuyến được sắt đô thị Metro số 1 đang xây dựng, Thủ Thiêm đang xây dựng nhiều công trình hạ tầng lớn,…
Còn tại Hà Nội, thông xe cầu Nhật Tân và đường Võ Nguyên Giáp, tuyến vành đai 2 đang đẩy nhanh xây dựng, đường sắt Cát Linh –Hà Đông đang trong giai đoạn nước rút hoàn thành, tuyến Nhổn Ga –Hà Nội đang xây dựng các nhà ga, nhà ga T2 Nội Bài,…
Xu hướng nào cho năm 2015?
Theo dự báo của CBRE, năm 2015 bất động sản khả quan hơn, tuy nhiên, một số xu hướng mới sẽ nổi bất trong năm tới.
Yếu tố “vị trí, vị trị và vị trí” hay “Tiền mặt, tiền mặt và tiền mặt” sẽ không phải là quan trọng nhất đối với BĐS nữa, mà thay vào đó là “khả năng chi trả”.
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng cũng được CBRE dự đoán là sẽ trở lại trong năm 2015. Xu hướng điều chỉnh diện tích căn hộ cũng sẽ vẫn là chìa khóa thành công đối với các dự án.
Đầu cơ trên thị trường sẽ quay trở lại trong năm 2015, và “cò” nhà đất sẽ lại xuất hiện trên mọi nẻo đường. Các dịch vụ về bất động sản như đấu giá, môi giới, quảng bá thương hiệu, hình ảnh,…sẽ lên ngôi.
Liền kề nam 32 - kenhthongtinbatdongsan.info
Ảnh minh họa
Năm 2015 cũng được dự báo sẽ xuất hiện thêm nhiều hình thức mới lạ trên thị trường địa ốc. Chẳng hạn như quỹ REIT, bán và cho thuê lại, nhà ở dành cho sinh viên,…
Những dự án bất động sản dọc các tuyến tàu điện đô thị (metro) sẽ là những “điểm nóng” của thị trường không  những năm 2015 mà cả một vài năm tiếp theo.

                                                                                                                           Nguồn: Cafef
                                                       Biên tập lại bởi Nguyễn Dung - kenhtintucbds
Read more ...

Dự án Bệnh viện Nhi Hà Nội sẽ được đầu tư xây dựng trên khu đất tại phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông

UBND TP Hà Nội vừa có thông báo kết luận của Phó chủ tịch TP Nguyễn Thị Bích Ngọc tại cuộc họp về tiến độ xây dựng Dự án Bệnh viện Nhi Hà Nội.
Theo đó, Dự án Bệnh viện Nhi Hà Nội sẽ được đầu tư xây dựng trên khu đất tại phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội.

bệnh viện nhi trung ương - kenhtintucbatdongsan.info
Tình trạng quá tải tại bệnh viện nhi TW
TP Hà Nội yêu cầu cần tập trung công tác GPMB để có thể khởi công dự án trước 10/10/2015. TP cũng chấp thuận triển khai GPMB khu đất thành dự án riêng giao cho quận Hà Đông là chủ đầu tư. Quận Hà Đông có trách nhiệm chủ động ứng trước kinh phí và vận động các hộ dân có mộ (theo báo cáo còn 12 ngôi mộ chưa di dời) di dời mộ trước 15/2/2015.

Được biết, khu đất để xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội sẽ được xây dựng trên khu đất Dự án bệnh viện Y học cổ truyền tư nhân An Việt của Công ty TNHH đầu tư và phát triển y dược An Việt. Bởi năm 2013 Hà Nội đã có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư dự án này để phục vụ việc xây dựng 2 bệnh viện là Bệnh viện Nhi Hà Nội và Bệnh viện Thận Hà Nội.

Bên cạnh đó, cũng trong cuộc họp này, Hà Nội thống nhất kế hoạch xây dựng các bệnh viện trong năm 2015 gồm nâng cấp Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Bệnh viện Đông Anh, đa khoa Sóc Sơn, cải tạo Bệnh viện Xanh Pôn

Các dự án tạm dừng trong năm 2015 gồm mở rộng, nâng cấp bệnh viện đa khoa Ba Vì, bệnh viện phụ sản Hà Nội –Giai đoạn 2, Bệnh viện Thanh Nhàn –Giai đoạn 2.

Các dự án chuẩn bị đầu tư gồm Xây dựng bệnh viện Xanh Pôn cơ sở 2, xây dựng Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Hà Nội giai đoạn 1.



                                                                                                                          Theo Trí thức trẻ
                                                                    Biên tập lại bởi Nguyễn Dung - kenhtintucbatdongsan

Read more ...

Doanh nghiệp muốn bán nhà phải bắt buộc có bảo lãnh của ngân hàng






Trao đổi với PV về kiểm soát các dự án bất động sản thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam khẳng định có tình trạng buông lỏng quản lý của nhiều địa phương, sở ngành. Trọng tâm quản lý nhà nước năm 2015 là vừa tháo gỡ khó khăn cho thị trường vừa siết chặt kiểm soát.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam - Kenhtintucbatdongsan.info
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam khẳng định có tình trạng buông lỏng
quản lý của nhiều địa phương, sở ngành

Thưa ông, các biện pháp quản lý đưa ra lần này liệu có đủ mạnh để kiểm soát các dự án?

Tôi tin là tốt hơn nhiều. Chúng tôi siết lại quản lý nhà nước nhằm tránh các rủi ro cho người mua nhà. Các dự án phát triển nhà ở đều phải nằm trong chương trình, kế hoạch của các địa phương, tránh tình trạng cấp tràn lan như trước đây. Các tỉnh, thành phố phải xây dựng kế hoạch phù hợp với chiến lược quốc gia. Lượng hàng sản xuất ra phải phù hợp với điều kiện thanh toán của người dân, năng lực nhà đầu tư. Vốn pháp định của doanh nghiệp bất động sản được nâng lên tối thiểu 20 tỷ đồng (trước đây tối thiểu là 6 tỷ đồng). Với những nhà phát triển dự án thì yêu cầu còn cao hơn nhiều. Điều đó sẽ loại bỏ được các doanh nghiệp nhỏ lẻ, manh mún không có tiềm lực.

Thời gian qua rủi ro thường rơi vào các dự án bán nhà hình thành trong tương lai. Giao dịch này sẽ được kiểm soát ra sao?

“Lượng giao dịch trong năm 2014 tăng theo từng quý. Tại Hà Nội năm 2014 có trên 12.000 giao dịch thông qua sàn, tăng gấp đôi so với năm 2013. Tại TPHCM tăng 35% với khoảng 10.000 giao dịch. Giao dịch tăng mạnh nhưng giá ổn định. Đầu tư FDI vào bất động sản vẫn đứng thứ 2 so với nhiều ngành nghề khác. Năm 2015, thị trường sẽ khởi sắc, vững vàng hơn”.

Các quy định mới xác định rõ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai. Đây là điều nhức nhối thời gian vừa qua khi chủ đầu tư tùy tiện huy động vốn của dân, dùng tiền không đúng mục đích, dùng tiền của dự án này đi làm dự án khác dẫn đến nhiều dự án đều dở dang, mất khả năng thanh toán và thiệt hại rất lớn thuộc về người mua nhà. Theo quy định, sắp tới, doanh nghiệp muốn bán nhà phải bắt buộc có bảo lãnh của ngân hàng. Trường hợp chủ đầu tư không hoàn thành tiến độ, không làm được nhà, ngân hàng phải đứng ra trả tiền cho người mua. Vì vậy, ngân hàng sẽ đứng ra chọn lựa các chủ đầu tư và dự án thực sự đủ năng lực, đủ uy tín mới bảo lãnh. Điều này sẽ hạn chế tình trạng nhiều dự án mới chỉ có tý giấy tờ đã vội đi huy động vốn, rồi lại mang tiền đi làm việc khác. Một quy định mới khác, là chủ đầu tư trước khi bán nhà phải thông báo và được sự chấp thuận của chính quyền địa phương. Tức là chính quyền sẽ thẩm định dự án đã được cấp phép chưa, đã nộp tiền sử dụng đất và đầy đủ các điều kiện chưa mới được quyền bán.

Dự án B5 Cầu Diễn - kenhtintucbatdongsan.info
Vụ việc xảy ra tại Housing Group,  đó là sự buông lỏng,
 thiếu trách nhiệm của chính quyền, sở ngành, địa phương

Theo ông, điều gì cần phải được rút ra từ vụ việc xảy ra tại Housing Group?

Tôi cho rằng, đó là sự buông lỏng, thiếu trách nhiệm của chính quyền, sở ngành, địa phương trong kiểm soát các dự án bất động sản về trật tự xây dựng, quản lý đất đai, thủ tục đầu tư. Vụ việc xảy ra tại Housing Group, theo tôi, cá nhân bà Châu Thị Thu Nga phải chịu xử lý theo pháp luật, nhưng Công ty Housing Group phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả hoặc chuyển đổi dự án cho doanh nghiệp khác thực hiện.

Theo quy định của pháp luật nói chung và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi nói riêng, trách nhiệm của các sở ngành, địa phương được nêu rất rõ. Quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng, cấp chứng nhận đầu tư, giải phóng mặt bằng, cấp phép xây dựng… đều thuộc thẩm quyền của các tỉnh, thành phố. Vừa qua nhiều dự án đã bán và người dân nhận nhà vào ở mà mãi không cấp được sổ đỏ là do dự án chưa đủ các thủ tục.

Bên cạnh việc siết lại quản lý, những vướng mắc của thị trường sẽ được tháo gỡ ra sao, thưa ông?

Điển hình nhất là chính sách cho người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam được mở rộng hơn trong đầu tư, kinh doanh bất động sản, thực hiện quyền mua và sở hữu bất động sản tại Việt Nam. Số lượng mua không giới hạn, quyền sở hữu cũng được mở rộng như mua để ở, để kinh doanh, cho thuê, cho mượn; được mua biệt thự, nhà gắn liền với đất.

Thời điểm xác lập quyền sở hữu của người mua nhà cũng rõ hơn tạo điều kiện thuận lợi cho người mua nhà được mua bán chuyển nhượng khắc phục các điểm nghẽn của thị trường. Thủ tục mua bán dự án cũng thuận lợi hơn. Trước đây, quy định dự án phải xây xong hạ tầng mới được bán thì nay khi dự án đã đủ thủ tục pháp lý thì doanh nghiệp có quyền chuyển nhượng theo nhu cầu...

Cảm ơn ông!

                                                             
                                                                                                                    Nguồn: Tiền Phong
                                                                 Biên tập lại bởi Nguyễn Dung - kenhtintucbatdongsan
Read more ...

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết xét duyệt quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng đến năm 2020





Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết về việc xét duyệt quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của Bộ Quốc phòng.

Quy hoạch sử dụng đất vào mục đích an ninh đến năm 2020 - kenhtintucbatdongsan.info
Ảnh minh họa

Theo đó, hiện nay, tổng diện tích đất sử dụng vào mục đích quốc phòng là hơn 289.000ha, quy hoạch đến năm 2020 là gần 362.000ha.

Trong đó, phần diện tích đất quốc phòng giao cho các địa phương là hơn 22.000 ha. Các địa phương được giao diện tích lớn gồm Phú Yên (2.820 ha), Gia Lai (5.305 ha), Đắk Lắk (2.296 ha), Đồng Nai (1.174 ha), Đồng Tháp (2.498 ha), Kiên Giang (974 ha), Hậu Giang (913 ha)... 

Theo Nghị quyết, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tổ chức thực hiện rà soát, xác định ranh giới đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, đất quốc phòng kế hợp làm kinh tế, đất do các đơn vị quốc phòng làm kinh tế theo đúng quy định;tăng cường thanh kiểm tra việc quản lý sử dụng đất theo quy hoạch nhằm ngăn chặn kịp thời các vi phạm và xử lý nghiêm túc các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng.


Tương tự, tại Nghị quyết việc xét duyệt quy hoạch sử dụng đất vào mục đích an ninh đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất vào mục đích an ninh 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của Bộ Công an, Chính phủ giao cho Bộ Công an đến năm 2020 quản lý hơn 69 nghìn ha đất.

                                                                                                                       Nguồn: Cafef
                                                                    Biên tập lại bởi Nguyễn Dung- Kenhtintucbds
Read more ...

Tổng hợp tin tức nổi bật trong tuần 2 tháng 1





1. Nguồn cung căn hộ Tp.HCM tăng gấp đôi trong 12 tháng


Quý 4/2014 là quý có số lượng căn hộ chào bán mới cao nhất trong năm 2014 với 18 dự án, gồm 6.760 căn. Trong cả năm 2014 có 15.000 căn hộ được bán ra, tăng gấp đôi năm 2013 và tăng gấp 4 lần năm 2012, theo báo cáo mới công bố của CBRE.

Nguồn cung căn hộ tại Tp.HCM đột ngột tăng mạnh trở lại
 Theo đơn vị tư vấn này, số lượng dự án chào bán dàn trải đều trên khắp thành phố, tuy nhiên, quận 2 vẫn là nơi tập trung nguồn cung căn hộ nhiều nhất, điển hình là khu Thảo Điền, An Phú, An Khánh.

Dù nguồn cung căn hộ tăng mạnh trong năm qua nhưng tỷ lệ hấp thụ trên thị trường vẫn đạt mức ổn định với khoảng 40%. Phân khúc cao cấp cho thấy sự chuyển biến rất tích cực trong quý khảo sát với tỷ lệ tiêu thụ cao, đặc biệt ở các dự án mới chào bán. Dự án Scenic Valley (block D2 và E1) đạt tỷ lệ bán 100% tổng lượng chào bán vào ngày chào bán trong khi dự án Masteri Thảo Điền nhanh chóng đạt tỷ lệ bán khoảng 85% trong tổng số 1.449 căn chào bán trong vòng hai tháng. Nhờ vào tỷ lệ bán cao của các dự án mới chào bán gần đây, tỷ lệ tiêu thụ của phân khúc cao cấp đạt khoảng 60%. Theo sau phân khúc này là phân khúc bình dân với 35%.

2. Người dân lo mất tiền khi ĐBQH Châu Thị Thu Nga bị bắt


Sau khi bà Châu Thị Thu Nga, Đại biểu Quốc hội khóa 13, Chủ tịch Công ty Housing Group bị cơ quan công an bắt tạm giam, không ít khách hàng trót đổ tiền vào dự án B5 Cầu Diễn lo mất số tiền đã nộp mua nhà.

Dự án B5 Cầu Diễn- Kenhtintucbatdongsan.info
Khách hàng trót đổ tiền vào dự án B5 Cầu Diễn lo mất số tiền đã nộp
 Sau khi bà Châu Thị Thu Nga bị bắt, điều chúng tôi lo lắng nhất là tiền đã góp vào dự án B5 Cầu Diễn có được trả lại không? Trả như thế nào? Nếu có nhà đầu tư khác vào xây dựng thành công dự án này thì quyền lợi mua căn hộ của khách hàng như chúng tôi sẽ được đảm bảo ra sao...? Đây là câu hỏi rất nhiều khách hàng góp vốn vào dự án B5 Cầu Diễn đặt ra khi phản ánh với Thanh Niên sau khi báo chí thông tin Đại biểu Quốc hội của Đoàn Hà Nội, bà Châu Thị Thu Nga bị bắt tạm giam.

Một số khách hàng cho hay, thời điểm họ xem xét ký hợp đồng góp vốn mua căn hộ tại dự án B5 Cầu Diễn, Công ty Housing Group quảng bá dự án này có tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng, gồm 6 tổ hợp chung cư cao trên 40 tầng, với gần 2.000 căn hộ, thủ tục pháp lý đã hoàn tất đầy đủ.

3. Hà Nội: Parkson tại tòa nhà Keangnam 72 tầng đột ngột đóng cửa


Trung tâm thương mại Parkson Keangnam Landmark ở Hà Nội đột ngột tuyên bố đóng cửa, yêu cầu những người thuê mặt bằng kinh doanh tại trung tâm thương mại đặt tại tòa nhà cao nhất Hà Nội với 72 tầng này phải dọn hết hàng hóa, đồ đạc ngay trong đêm 3-1.

Parkson đột ngột thông báo đóng cửa - Kenhtintucbatdongsan.info
TTTM Parkson Keangnam Landmark đột ngột thông báo đóng cửa
 Cho tới sáng 4-1, nhiều tiểu thương kinh doanh tại trung tâm thương mại (TTTM) Parkson Keangnam Landmark (đường Phạm Hùng, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội) vẫn phải tiến hành dọn nốt hàng hóa, trang thiết bị khỏi bên ngoài tòa nhà cao nhất ở Hà Nội với 72 tầng.

Trước đó, ngày 3-1, TTTM Parkson Keangnam Landmark đột ngột thông báo đóng cửa, yêu cầu các chủ cửa hàng thuê mặt bằng tại TTTM hạng sang này ở Hà Nội phải chuyển hết đồ ra ngoài ngay trong đêm cùng ngày.

4. Sai phạm đất đai ở Bình Dương: Hơn 1.500 tỷ đồng phải xử lý, 15 cơ quan chịu trách nhiệm


Quản lý đất Bình Dương - kenhtintucbatdongsan.info
Ảnh minh họa
Kết luận trên đã được Thủ tướng Chính phủ (TTCP) thông qua và Thanh tra Chính phủ (TTrCP) công bố đầu tháng 12-2014. Đã có nhiều cuộc thanh kiểm tra liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai xảy ra tại Bình Dương (BD) nhưng việc xử lý chưa đến nơi đến chốn. Chính vì thế nên lần này, dư luận mong chờ lãnh đạo tỉnh BD khẩn trương chỉ đạo xử lý nghiêm các đơn vị sai phạm cũng như trách nhiệm của cá nhân liên quan.

 Có hàng chục dự án (DA) vi phạm đã được phát hiện, TTrCP kết luận số tiền thất thoát lên đến 156,55 tỷ đồng, liên quan đến trách nhiệm của từng cơ quan đơn vị.


5. Hà Nội dự kiến thu 2.200 tỷ đồng từ đấu giá quyền sử dụng đất


Năm 2015, Hà Nội xác định công tác đấu giá quyền sử dụng đất là một trong nhưng nhiệm vụ quan trọng nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách.

Đấu giá quyền sử dụng đất - kenhtintucbatdongsan.info
                                                                                           Ảnh minh họa                                                                                                 
Do đó, thành phố chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các sở, ngành, quận, huyện, thị xã triển khai đồng bộ một số giải pháp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án đấu giá quyền sử dụng đất. Hà Nội dự kiến thu 2.200 tỷ đồng từ đấu giá quyền sử dụng đất trong năm 2015.

Để đạt được kết quả trên, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đề xuất thành phố và các địa phương ngay từ đầu năm phải cân đối, bố trí đủ nguồn vốn chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng đối với các dự án chuyển tiếp; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hạ tầng kỹ thuật các khu đất tổ chức đấu giá theo quy định.

6. Khánh thành 4 công trình trọng điểm gần 2 tỷ USD


 Sáng 4/1, cầu Nhật Tân, đường Võ Nguyên Giáp, nhà ga T2 và nhà khách VIP (sân bay Nội Bài) với tổng vốn đầu tư hơn 38.600 tỷ đồng (gần 2 tỷ USD) được khánh thành tạo diện mạo mới cho cửa ngõ quốc tế của thủ đô Hà Nội.

Nhà ga T2 được thiết kế với ý tưởng hài hòa với thiên nhiên,
 tiết kiệm năng lượng; có các hệ thống thiết bị hàng không tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế
Sau 3 năm xây dựng, nhà ga T2 với tổng mức đầu tư gần 18.000 tỷ đồng từ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản đã hoàn thành đúng tiến độ. Dự án nhằm giải quyết tình trạng quá tải tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài hiện nay với công suất phục vụ 10 triệu hành khách mỗi năm. Ngày cao điểm sẽ phục vụ tới 30.000 hành khách với 230 lượt cất hạ cánh.

Cạnh nhà ga T2 là nhà khách VIP A có diện tích 5.000 m2 sẽ là nơi đón tiếp các đoàn lãnh đạo đi thăm các nước, cũng như đón tiếp các đoàn lãnh đạo cấp cao của các nước đến thăm Việt Nam theo nghi thức ngoại giao quốc tế.

Cũng trong ngày 4/1, Bộ Giao thông Vận tải khánh thành cầu Nhật Tân nằm trên vành đai 2 Hà Nội sau 5 năm xây dựng.

Nhật Tân - cầu dây văng dài nhất bắc qua sông Hồng (nối huyện Đông Anh và quận Tây Hồ) có tổng vốn đầu tư 13.626 tỷ đồng. Phần cầu chính dài 3,7 km với thiết kế dây văng liên tục 5 trụ tháp, phần đường dẫn dài 5,1 km rộng 60 m với 4 làn xe.

Cầu Nhật Tân đi vào hoạt động, giúp rút ngắn quãng đường từ trung tâm Hà Nội tới sân bay Nội Bài.

Nhật Tân là một trong số rất ít cầu dây văng liên tục nhiều nhịp trên thế giới, được áp dụng công nghệ hộp neo bằng thép trên trụ tháp, hệ thống quan đo lực căng cáp văng, đo ứng suất cốt thép, dầm thép… được áp dụng lần đầu tiên tại Việt Nam. Cây cầu này không chỉ phục vụ các phương tiện giao thông mà còn trở thành điểm nhấn về kiến trúc, cảnh quan khu vực cửa ngõ phía bắc của thủ đô Hà Nội.

Tuyến đường Võ Nguyên Giáp - kenhtintucbatdongsan.info
Đường Võ Nguyên Giáp dài 12 km, bắt đầu từ cầu Nhật Tân tới sân bay Nội Bài
Kết nối đồng bộ từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài là đường Võ Nguyên Giáp (đường Nhật Tân - Nội Bài) cũng được khánh thành sau 3 năm xây dựng. Tuyến đường dài 12 km với chiều rộng 80-100 m, phục vụ 6 làn xe với vận tốc tối đa 80 km/h, 2 đường gom cho xe máy, xe thô sơ với vận tốc tối đa 40 km/h, có tổng vốn đầu tư hơn 6.700 tỷ đồng.

                                                                                                                       Nguồn: Cafeland
                                                                    Biên tập lại bởi Nguyễn Dung - Kenhtintucbatdongsan
Read more ...