Begin typing your search above and press return to search. Press Esc to cancel.

Hiển thị các bài đăng có nhãn cam-nang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cam-nang. Hiển thị tất cả bài đăng

Những loại hoa dễ trồng, dễ sống vào mùa đông

Dạ yến thảo

Hoa dạ yến thảo có tên khác: Yên thảo hoa, hoa dạ yến thảo, hoa dã yến thảo. Dạ yến thảo là loài hoa mùa đông mỏng manh nhưng rất kiên cường. Dạ yến thảo là cây thân thảo, thuộc họ cà, nở hoa quanh năm nhưng rực rỡ nhất là vào mùa đông giá lạnh.

Cách chăm sóc:

- Dạ yến thảo là cây ưa sáng. Tưới nước thường xuyên và vừa phải, không nhiều quá nhưng cũng không để đất khô quá.

- Dạ yến thảo có hoa liên tục, hết đợt này đến đợt khác, dễ tìm các loại giống, dễ trồng và dễ chăm sóc.

- Chỉ cần 2 ngày bạn tưới cây một lần, nhặt lá dạ yến thảo khô, héo vì để lâu sẽ dễ khiến cây bị úng.

- Khi trồng cây, bạn cũng nên quan tâm một chút đến thời tiết trong ngày, nếu trời nắng to hoặc mưa to, bạn nên “di dời” cây vào trong nhà để đảm bảo cây và hoa được tốt tươi lâu hơn.

Phong lữ thảo

Hoa phong lữ ngày càng được trồng nhiều trong các gia đình ở những nơi có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hoa phong lữ thảo được yêu thích vì chúng có nhiều màu sắc khác nhau phù hợp với sở thích của từng người. Nếu như phong lữ sẫm màu tượng trưng cho sự bí ẩn thì phong lữ đỏ hoặc hồng, với hương thơm ngát, tượng trưng cho tình yêu thương. Hiện nay, ở Việt Nam, phong lữ thảo rất được các chị em ưa thích trồng ở ban công đem lại vẻ rực rỡ cho mùa đông lạnh giá.

Cách chăm sóc:

- Bón phân: Phong lữ thảo thích hợp trồng trong chậu, giò treo. Muốn cho cây nở hoa rực rỡ trong suốt mùa, bạn nên bón phân đều đặn 2-4 tuần/lần.

- Lượng nước: Phong lữ thảo không yêu cầu nhiều nước nên chỉ cần tưới 1-2 ngày/lần khi thấy mặt đất đã se khô để tránh úng rễ. Tuy nhiên, nếu cây rụng lá nhiều là lúc đó đã bị thiếu nước.

- Ánh sáng: Phong lữ thảo sống tốt trong cả điều kiện nhiều sáng hoặc bán nắng, bán râm.

- Thời gian nở hoa: Hoa nở rộ nhiều đợt suốt từ mùa đông đến hè; và sẽ lại nở khi không khí lạnh kéo đến. Mỗi đợt hoa từ khi bắt đầu nở cho đến khi tàn kéo dài hơn 2 tuần. Sau khi hoa tàn, dùng dao sắc cắt bỏ thân cây sát gốc, tỉa bỏ lá già, xới xáo mặt bầu, bón thêm phân, tưới đủ nước cây sẽ tiếp tục đâm chồi để cho những lứa hoa mới.

Tử Linh Lan

Trong các loài hoa trồng trong nhà đặc trưng cho mùa đông thì Tử Linh Lan (hay còn gọi là Violet châu Phi) siêu dễ trồng, thích hợp cả trong nhà có trẻ nhỏ hoặc vật nuôi. Tử Linh Lan sống tốt trong môi trường ẩm ướt và sáng sủa (ánh sáng gián tiếp). Nhiều chị em chia sẻ họ không cần tưới nước hàng ngày mà để chậu trồng trên một chiếc đĩa hoặc khay đầy nước. Các màu được yêu thích nhất là tím, hồng hoặc trắng.

Cách chăm sóc:

Bón phân: Phân bón dùng thích hợp nhất là phân N:P:K tỷ lệ 30:10:10 hay 20:20:20. Cây Tử linh lan cần rất ít phân bón nên chỉ pha liều lượng sử dụng bằng 1/4 liều như hướng dẫn trên nhãn các loại phân bón cho mỗi lần từ 10 đến 15 ngày.

- Ánh sáng: Tử linh lan thích hợp với bóng râm (trong nhà), không chịu được ánh sáng trực tiếp. Sau 3 đến 4 tháng trồng, cây bắt đầu cho nụ và trổ hoa. Trong giai đoạn ra hoa, cây cần nhiều ánh sáng hơn. Hoa càng to đẹp và nhiều khi cường độ ánh sáng cho cây (dùng đèn ánh sáng trong nhà) tối đa thêm từ 2 đến 3 giờ mỗi ngày vào buổi tối.

- Nhiệt độ: Khi ra hoa, nhiệt độ càng mát càng thích hợp. Trong giai đoạn này nên tăng cường phun sương cho cây (trường hợp đặt ngoài vườn) hay đặt cây ở nơi mát (nơi nhiệt độ dưới 30 độ C).

Dừa cạn

Hoa dừa cạn là loài cây thân thảo khá dễ trồng, tuy nhiên bên cạnh việc chịu được sự khô hạn thì cây sẽ chết nếu bị ngập úng. Vậy nên bạn chỉ cần chăm sóc với việc tưới cây bằng bình phun sương mỗi sáng, chiều là được. Đây là loài cây ra hoa với nhiều màu sắc từ trắng, hồng, đỏ, tím… nên khi cây nở hoa sẽ mang lại cho bạn một cảm giác khá thú vị.

Cách chăm sóc:

- Tưới nước: tưới đủ ẩm bằng vòi phun sương ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều mát. Từ lúc gieo hạt tới lúc bứng cây ra trồng là khoảng 1 tháng, lúc này cây bé và lớn rất chậm.

- Ánh sáng: Khi bứng ra chậu, cây sẽ lớn rất nhanh và đẻ nhiều nhánh. Trong giai đoạn ươm cây, người chơi hoa nên để cây chỗ có ánh sáng vừa đủ, có mái che để dễ kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ, giúp cây phát triển tốt hơn.

- Bón phân: người chăm sóc cây nên sử dụng phân bón dưỡng hoa có tác dụng dưỡng hoa, làm cho hoa có màu sắc sặc sỡ và lâu tàn. Liều lượng sử dụng cho mỗi lần là muỗng cafe nhỏ, dùng phân bón khi thấy cây vừa ra nụ hoa, pha 0,5-1 muỗng cafe/1lít nước phun. Người trồng nên định kỳ 7-10 ngày phun một lần.

Thược dược

Thược dược là loài hoa thích hợp với mọi khí hậu và chịu được rét rất cao. Hoa nở rộ và khoe sắc rực rỡ vào mùa Đông, Loài hoa mang ý nghĩa hạnh phúc cho gia đình nên loài hoa được nhiều gia đình lựa chọn trồng ban công với mong muốn loài hoa mang lại niềm vui, hạnh phúc , ấm áp cho gia đình trong mùa đông lạnh giá.

Cách chăm sóc:

- Đất trồng: Đối với cây thược dược trồng trong chậu hoa thì người dùng nên chọn các loại đất vườn hoặc đất đen pha cát để trồng cây nhằm mục đích cung cấp cho hoa lượng dinh dưỡng tốt nhất, phù hợp nhất giúp cây phát triển toàn vẹn.

- Phân bón: Có thể sử dụng phân rác hoai mục, phân chuồng thật hoai và loại đất lạnh ra. Để bón thúc, có thể sử dụng phân hóa học, phân cá hoặc bánh dày. Lúc mới trồng, có thể bón lót để tạo điều kiện dinh dưỡng ban đầu cho cây. Khi bón lót cũng cần lưu ý cây tốt hay xấu để dễ bón hơn. Chủ yếu sau khi trồng 20 – 25 ngày cho cây phát triển, nếu cần có thể bón 1 đến 2 lần nữa lức cây có nụ để cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi hoa.

- Ánh sáng: Cây thược dược có thể để tiếp xúc với ánh sáng hoàn toàn 100%. Tuy nhiên, nếu không đủ không gian để đặt cây ngoài cửa sổ, hay ban công. Vào thời điểm cây phát trển cần mang chậu hoa đẹp của mình vào chỗ lạnh và tối để cây có thể chuẩn bị ra nụ

- Tưới nước: Cây thược dược có thể chịu ẩm ướt nhiều nên có thể tưới nước ngày 2 lần. Vì là cây mọng nước nên cần tưới vào buổi sáng và buổi chiều để tránh bị cháy nắng, sanh ra ung thối thành khuẩn.

- Phòng trừ sâu bệnh: Chậu hoa thược dược dễ bị tấn công bởi sâu ăn lá, sâu cuốn lá và có thể bị nấm lây lan. Bệnh đốm lá cũng thường phát sinh vào mùa mưa, trên lá thường xuất hiện những chấm vàng rồi lan ra thành nâu tròn, có thể dùng nước boocđo  0,5% hoặc zineb 0,1% để phòng trừ.

Hoa mào gà

Hoa mào gà rất dễ trồng và sức sống rất bền bỉ. Chỉ cần gieo hạt giống mào gà vào đất ẩm sau 1 tuần là cây con đã mọc chồi. Khi cây con được khoảng 6cm thì đánh ra chậu trồng.

Mào gà sinh trưởng trong môi trường không khí khô, đủ ánh sáng, đất cát, nhiều mùn. Chúng cho hoa đẹp nhất vào mùa Đông - Xuân. Để những bông hoa mào gà to đẹp nhất thì bạn nên thường xuyên cắt tỉa những chồi non, yếu. Trồng xen canh nhiều loại hoa mào gà màu sắc khác nhau như đỏ, hồng, vàng, cam... thì khu vườn của bạn sẽ rực rỡ và cuốn hút vô cùng.

Cách chăm sóc:

- Nên bấm đọt vào giai đoạn cây cao 30, 40 cm để cây không vượt quá mức và giúp các chồi nách phát triển để tạo bông sau này sẽ đều mặt và đẹp, chỉ nên chừa 5 - 6 cặp chồi nách sẽ tốt hơn.

- Muốn có hoa to, phải tỉa bớt tất cả các mầm non mọc ở nách lá và các hoa phụ.

- Tưới nước: Tưới nước vừa đủ ẩm, tưới quá nhiều nước sẽ ảnh hưởng xấu đến cây.

Hoa thu hải đường

Thu hải đường đẹp dễ chăm sóc và thưởng cho người trồng những bông hoa đầy màu sắc đáng yêu. Nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng từ 18 – 25oC vì thế mùa đông hoàn toàn có thể trồng cây trong phòng, tiếp xúc với ánh đèn huỳnh quang. Còn mùa hè cây vẫn ra hoa trong bóng râm có điều kiện thoáng gió tốt. Khi chăm thu hải đường cần nhớ tránh tưới nước quá tay vì chúng ưa đất khô.

Cách chăm sóc:

- Thu Hải Đường ưa ánh sáng tán xạ nên phải có mái che. Từ lúc trồng đến khi cây cao 0,8m đến 1m, cứ một tháng cho bón phân một lần. Dùng nước ốc ngâm hay nước bể phốt, pha loãng với 3 đến 4 phần nước lã tưới đều. 18 tháng sau thì có hoa, và sau 2 năm, Hải đường sẽ đem bán được. Cây to phải sau 3 – 4 năm mới có nhiều hoa đẹp.

- Các sâu, bệnh thường gặp: Hải đường thường có rệp làm phồng lá, từ tháng 4 đến tháng 7 hay có loài sau này.

- Cách phòng trừ: Dùng thuốc trừ sâu regan phun kép 2 lần (lần sau cách lần trước từ 4 đến 5 ngày) để diệt sâu.

Tùng Anh (th)/Báo Gia đình & Xã hội



Read more ...

Dân Thủ đô tự trồng rau sạch kiểu “cao nguyên đá”

Nhiều năm nay, bờ kè bê tông ven hồ Tai Trâu (Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội) đã biến thành cánh đồng rau xanh mướt. Người dân đổ đất vào từng hốc bê tông nhỏ bằng bàn tay để trồng đủ loại rau sạch.

Chiều chiều, những người “nông dân phố” lại rủ nhau ra "thửa ruộng" đặc biệt này để bắt sâu, nhặt cỏ, tưới nước. Rau nhà nào chưa kịp lớn thì đi xin nhà hàng xóm, vài người đi ngang qua hồ còn dừng lại hỏi mua rau.

Ông Nguyễn Đình Lương là một trong những người đầu tiên trồng rau ở bờ kè ven hồ. Lứa rau cải của nhà ông sắp đến kỳ thu hoạch phủ xanh mướt bờ kè bê tông.

Khoảng bờ kè trồng rau xanh tốt nhất khu vực là của gia đình ông Nguyễn Đình Lương (52 tuổi). Thận trọng nhích từng bước để xuống luống rau sát mép nước nhặt cỏ, ông Lương nói: “Bờ kè dốc, sơ sảy một chút là tắm nước hồ ngay. Ngày mưa muốn có rau ăn thì phải hái theo kiểu kéo co, một người níu tay, một người hái. Trồng khó khăn đôi chút nhưng bù lại nhà tôi được ăn rau sạch quanh năm. Mua rau ngoài chợ tôi sợ thuốc trừ sâu, hóa chất lắm”.

Ông Lương cho hay, hồ Tai Trâu được kè bê tông từ khoảng 4 năm nay. Tiếc các hốc đất để cỏ dại mọc um tùm, hai vợ chồng ông cặm cụi nhổ cỏ, đổ thêm đất để trồng đủ loại rau như cải, rau đay, bí ngô và cả đỗ đen. Hàng xóm xung quanh thấy vậy cũng làm theo, chẳng bao lâu sau, bờ kè bê tông thô ráp đã được phủ kín màu xanh của các loại rau.

Ông Lương cho biết: “Đội vệ sinh môi trường của phường mỗi lần ra quân lại chặt hết rau quanh hồ vì họ bảo gây mất mĩ quan đô thị. Chúng tôi biết đây không phải là chỗ được phép trồng rau nhưng rau xanh tốt vẫn đẹp hơn để cỏ dại mọc. Họ phá, chúng tôi lại trồng lứa mới”.

Tươi cười thu hoạch chuẩn bị cho bữa cơm chiều, bà Nguyễn Kim Tuyến (43 tuổi) chia sẻ: “Ban đầu tôi chỉ trồng mấy hốc lấy rau cho đứa cháu ngoại tập ăn dặm, đến nay đã được hơn trăm hốc, đủ rau cho cả nhà ăn thoải mái. Hốc bê tông rất nhỏ nên cứ hết lứa tôi lại lấy đất trộn phân hữu cơ để trồng tiếp. Chúng tôi hay đùa nhau trồng rau kiểu này chẳng khác nào đồng bào Mông trồng ngô, lúa trên cao nguyên đá Đồng Văn”.

Một số hình ảnh về cánh đồng rau dựng đứng ven hồ Tai Trâu (Hà Nội):

Hồ Tai Trâu được cải tạo, kè bê tông cách đây khoảng 4 năm, giữ chức năng làm hồ điều hòa nước trong khu vực vào mùa mưa.

Bờ kè được dựng bằng những tấm bê tông có 4 hốc, mỗi hốc chỉ rộng bằng bàn tay

Khi cây rau còn nhỏ, người dân tận dụng nước hồ để tưới

Rau sau khi gieo trồng, chỉ khoảng 2-3 tháng sẽ lên xanh tốt, cho thu hoạch

Để đất không trôi khỏi các hốc bê tông, người dân gia cố thêm xi măng

Đặt thêm những bậc thềm để tránh trượt ngã khi nhặt cỏ, hái rau

Những hốc bê tông bé bằng bàn tay được người dân đổ thêm đất, phân hữu cơ và trồng đủ loại rau.

Đỗ đen xanh tốt đang cho quả

Đế xuống được những khoảng “vườn treo” này, người dân phải trèo qua lan can và bước xuống thận trọng

Bà Đỗ Thị Hảo, 80 tuổi vịn tay vào lan can để đi xuống nhặt cỏ cho rau

Bờ kè rất dốc, nên chỉ sơ sảy một chút là có thể bị trượt ngã

Ông Trần Quốc Huấn tranh thủ bắt sâu và tỉa lá úa cho rau. Ông Huấn cho hay, ông trồng rau ở đây không hề dùng bất cứ loại thuốc trừ sâu nào, phân hóa học cũng sử dụng rất hạn chế.

Khi rau lớn, người dân ven hồ đều lấy nước máy từ nhà để tưới rau.

Bà Nguyễn Kim Tuyến tươi cười bưng rổ rau sạch do tự tay mình trồng ở ven hồ.

Theo Dân Việt



Read more ...

7 cây cảnh tuyệt đối không trồng trong nhà có trẻ nhỏ, vật nuôi

1. Cây cọ

Theo như Tina Wismer, Giám đốc y tế của Trung tâm kiểm soát ngộ độc tại bang Illinois, Mỹ thì cơ thể sẽ gặp "những vấn đề nghiêm trọng nhất với cây cọ". Nếu ăn phải lá cây có thể gây nôn mửa, khát nước, xuất huyết dạ dày, các vấn đề về máu, tổn thương gan, suy gan và tử vong.

2. Hoa Lily

Nếu ăn phải phần củ của hoa ly, hoa loa kèn, hoa lan huệ,...có thể gây nên suy thận ở động vật. Ngoài ra, phấn hoa rất dễ khiến những người mẫn cảm bị dị ứng nặng và tử vong. Bạn có thể nhổ hoặc tách rời bao phấn khi bông hoa mở ra để tránh các vấn đề về đường hô hấp.

3. Nha đam

Nha đam không nguy hại cho người nhưng lại không thích hợp trong nhà nuôi động vật. Chó mèo có thể bị nôn, trầm cảm, tiêu chảy, chán ăn hay run rẩy.

4. Cây môn trường sinh

Giữ cây cách xa khỏi tầm với của trẻ nhỏ, chó mèo nếu bạn không muốn chúng bị kích ứng dữ dội và thấy phỏng rát trong miệng, lưỡi. Khi bị ngộ độc, bệnh nhân sẽ chảy nhiều nước dãi, ói mửa và khó nhai nuốt.

5. Cây thiết mộc lan

Cây thiết mộc lan còn có các tên khác như phát lộc, phát tài hoặc phất dụ thơm. Trong những phiến lá rộng của chúng chứa chất kích ứng gây tiết nước bọt, nôn mửa, trầm cảm và chán ăn.

6. Cây phỉ thúy

Cây phỉ thuộc họ lá bỏng, hay được trồng bonsai trong nhà. Người Trung Quốc hay gọi cây phỉ thúy là cây tình bạn hay cây tài lộc. Nếu nhai quá nhiều lá cây phỉ thúy, chó mèo có thể bị nôn mửa.

7. Cây trầu bà tay Phật

Cây có lá rất đẹp, chịu được bóng râm một phần, rất thích hợp trồng trong chậu bày nội thất hoặc trong sảnh lớn, hoặc trồng trong sân vườn. Tuy nhiên, lá của chúng không ăn được và có thể gây ra cảm giác bỏng rát ở miệng, môi, và lưỡi. Bạn sẽ gặp khó khăn khi nhai nuốt, chảy nước dãi quá mức và ói mửa.

Theo Dân Việt



Read more ...

Trồng cây to giữa lòng nhà ống 45 m2 ở Hà Nội

Chủ ngôi nhà ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là kỹ sư công nghệ nên anh thích không gian sống có chất thô mộc, đáp ứng tốt các nhu cầu thực tế của gia đình. Với mảnh đất 45 m2, anh cũng muốn nhà có nhiều ánh sáng và không gian cho con chơi đùa.

KTS Lê Tấn Kỳ (công ty Đông Đô) đưa ra giải pháp mở hai giếng trời, trước và giữa nhà, để lấy sáng tự nhiên, thông gió đến tất cả các phòng, kể cả WC.

Ngôi nhà nằm trong ngõ nhỏ, xa đường chính nên việc thi công tốn thời gian và kinh phí hơn. Kiến trúc sư tiết kiệm diện tích thang, chi phí điện vận hành bằng cách giảm độ cao của các tầng, dùng vật liệu thô mộc kết hợp cây xanh.

Giếng trời giữa nhà là khu vực trung tâm, nơi chơi đùa của trẻ nhỏ. Đó cũng là khoảng không liên kết khu phòng ăn và tiếp khách tầng một, tạo thành tầng đa chức năng phục vụ các nhu cầu ăn, chơi, tiếp khách.

Cây lộc vừng được chọn trồng trong nhà bởi đây là cây ít sâu bệnh, ưa độ ẩm, thích hợp với môi trường ánh sáng yếu, dễ chăm sóc. Ngoài ra, đây cũng là cây quen thuộc với người Hà Nội, thay đổi theo mùa, có thời điểm đổi màu lá vàng, hoa thành chùm rất đẹp.

Nội thất cơ bản mang màu sắc, chất liệu đơn giản nên chủ nhà có thể dễ dàng lựa chọn các loại bàn ghế, giường tủ phù hợp bổ sung sau này.

Dù nhà nhỏ nhưng khu WC vẫn khá thoải mái và thoáng đãng với cửa sổ kính mờ mở ra giếng trời.

Sau 4 tháng thi công, ngôi nhà hoàn thiện trong sự hài lòng của chủ nhà khi được đáp ứng mọi mong muốn.

Tầng một với phòng khách, giếng trời, khu bếp.

Tầng 2 có phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung.

Tầng 3 có 2 phòng ngủ.

Tầng thượng với phòng thờ, sân ngoài trời.

 

 

 

Theo VnExpress



Read more ...